Làng xóm Việt Nam
304
án các vị này ngưng lại, lấy gươm rọc lưỡi, máu tuôn xối xả, thị
dân trịnh trọng lấy giấy vàng đưa cho người thấm vào máu để
làm bùa hộ mạng từ đầu năm đến cuối năm (có người cho rằng
máu của ông lên, ruồi lằng không dám bu vào).
Sau cuộc phát bùa máu, mấy vị ông lên còn dừng lại chùa
Ông ở chợ Tân châu để qua hai kỳ thí nghiệm: di hỏa thang
và tắm dầu phộng sôi,
ngõ hầu tỏ cho đồng bào biết là Ông
lên thật.
người địa phương quan niệm rằng cái tục Ông lên là cuộc
tảo thanh lũ tà ma yêu quái thường nhiễu hại dân ở đây, cũng
như chánh phủ thanh trừng bọn tham quan ô lại vậy. Và thường
năm phải thi hành đều đều như vậy mới tránh được bệnh trời
tức là bệnh thổ tả.
B. lệ du hồ, chưng cộ bát tiên
Đồng thời với cái tục Ông lên, người xã Long Sơn còn cái lệ
bất di bất dịch là du hồ chưng cộ bát tiên. Được thế là nhờ nền
kinh tế ở đây thật dồi dào và sự đoàn kết chặt chẽ của đồng bào.
Hơn nữa là xóm huyện đã đào tạo được nhiều tay thờ chuyên
bong ghe du hồ và xây hòn non bộ chưng cộ rất khéo. Để phụ
họa vào cái lệ đặc biệt này, họ còn tổ chức một giàn trống xuất
sắc gọi trống Tiều.
Sau cả tuần lễ chuẩn bị xong các nghi thức cuộc giải trí, đến
chiều ngày 15 tháng giêng âm lịch, giàn Trống Tiều bắt đầu nổi
lên vang dội khắp miền quê làm cho các ngành sinh hoạt đều
ngưng hẳn. Mọi người đều nô nức sửa soạn những bộ đồ vía
để đón tiếp một thú tiêu khiển hiếm có sau ngày tân xuân. Bởi
vậy người ta cho lệ du hồ chưng cộ này là ngày Tết thứ nhì của
quận Tân châu.
Khi mặt trời sắp chen lặn thì cùng lúc chị Hằng nga từ từ
vén màn ngó xuống chốn trần gian. ngọn gió nhẹ nhàng lướt
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn