Làng xóm Việt Nam
306
“Chúng đã cạy tượng Bà lên khỏi bệ đá xanh, và định khiêng
xuống núi, nhưng dầu bao nhiêu người, chúng cũng không khiêng
nổi, tượng linh có sức nặng vô cùng.
Chúng tức giận dùng súng đồng bắn tượng Bà gãy một cánh
tay. Thủ phạm bị trừng phạt, hộc máu chết tại chỗ.
“Không khiêng được tượng, chúng đành về nước, bỏ tượng
Bà ở giữa núi rừng lặng lẽ hoang vu”. Sau người Việt Nam ta
tìm thấy tượng, có ý cung kính thờ phụng, định dời đi nơi khác
lập miếu khói hương, nhưng với bao nhiêu người lực lưỡng cũng
không khiêng nổi.
Mọi người lấy làm bối rối, thì Bà nhập đồng cho biết Bà là
bà Chúa Xứ và dạy phải chọn chín cô trinh nữ, tắm gội sạch sẽ
lên đỉnh núi cao rước Bà về.
“linh hiển thay, các cô đồng nữ đặt tay vào khiêng tượng nhẹ
nhàng, đi không mệt nhọc rồi đến một nơi, tượng trì lại không
khiêng nổi nữa, đành phải hạ tượng Bà tại đó.
Các bô lão cho rằng Bà muốn ở đó, nên lập miếu Bà ở chân
núi Sam hiện nay. Miếu lá dựng lên bắt đầu từ đó”
(1)
Miếu là về sau được dân làng kiến trúc miếu ngói thay thế,
rộng rãi và đẹp đẽ.
“Tại miếu Bà, ngày đêm nhang đèn nghi ngút.
“Ngày đêm thường có người đến lễ bái, chiêm ngưỡng nhất
là xin xâm.
“lễ Vía Bà nhằm ngày 25 tháng tư âm lịch mỗi năm.
“Cuộc lễ thường kéo dài trong ba ngày (24, 25, 26 tháng tư).
1. Thần liên Lê Văn Tất. - Sự tích miếu Bà núi Sam. - Nhà xuất bản Phong
Vân, Châu Đốc, 1960.
2. Thần liên Lê Văn Tất. - Sách đã dẫn.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn