309
Diện hình và Tổ chức
những danh từ thông thường mà
phải kính cẩn kêu nhau bằng
“Ông chạ bà chạ” cho dù cả hai
đều còn rất trẻ tuổi đi nữa.
Gặp nhau ở giữa đường một
người hỏi thăm trước:
Kính thưa ông chạ, ông chạ
vẫn mạnh chứ ạ? Bà chạ nhà
ta sinh ông hay sinh bà? (tức là
sinh con trai hay sinh con gái).
Người kia liền đáp:
Cảm ơn ông chạ, bà chạ nhà
tôi mới sinh ông...
Người cùng làng với nhau có
thể ghét nhau thậm tệ, nhưng
trái lại khi người làng Trinh
Nữ gặp người làng Phú Đa,
hay ngược lại, thì tay bắt mặt
mừng tựa hồ như người trong
thân thích vậy. Họ hết sức
nhường nhịn nhau, không hề
bao giờ dám có một cử chỉ hay
một lời nói nào thất thố cả, vì
sợ bị... bắt vạ. Thật thế, trong
một phiên chợ, nếu người làng
Phú Đa đang mặc cả mua một
món đồ nào đó chẳng hạn bỗng
có một người làng Trinh Nữ đi
ngang qua ghé vào trả giá cao
hơn để mua tranh, thì người
Phú Đa nọ sẽ lập tức tìm kiếm
những người làng Trinh Nữ có
mặt trong chợ tới để phân bua:
Thưa các ông chạ bà chạ, tôi
đang mua món hàng này có bà
hàng làm chứng, bỗng nhiên ông
chạ đây ở đâu tới giả hơn giá để
mua tranh của tôi. Xin các ông
chạ bà chạ chứng kiến dùm tôi...
Sự việc phân bua không phải
đến đó là chấm dứt đâu. Vì sau
đó người kia về làng thuật lại
cho mọi người biết và lập tức
người làng Phú Đa sẽ bắt vạ
người làng Trinh Nữ. Nếu bên
Trinh Nữ không chịu nhận lỗi
thì tình giao hảo giữa đôi bên sẽ
coi như chấm dứt. Nhưng được
cái từ bao nhiêu năm nay đã trôi
qua rồi, người ta chưa hề bao giờ
thấy bên có lỗi mà lại không chịu
nhận lỗi cả. Nếu người phạm lỗi
không nhận, thì chính toàn thể
dân làng phải góp tiền lại mua
lễ vật, tùy theo bên bắt vạ đòi hỏi
những món gì, mà sang nộp vạ.
Lẽ dĩ nhiên trong trưòng hợp đó
thì kẻ phạm lỗi mà ngoan cố kia
sẽ bị khinh ghét, khó lòng sống
nổi ở làng nữa.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn