311
Diện hình và Tổ chức
trong đình ra và là một vật tối
linh thiêng của cả làng. Một
người đi sau cầm một cái lọng
lớn để che cho ngai thờ. Đám
rước Chạ bắt đầu khởi hành...
Kể ra thì cỗ kiệu đòn rồng
cũng nhỏ thôi, chỉ năm sáu
người khiêng là dư sức rồi.
Nhưng vì muốn cho tăng thêm
phần long trọng nên các quan
viên trong làng cắt cử tới mười
hai người ghé vai lên các đòn
rồng khiến người xem có cảm
tưởng cổ kiệu như nặng lắm.
Rồi thì cờ quạt, chiêng trống dàn
thành một hàng thẳng tắp, tạo
cho khung cảnh đám rước có một
vẻ nhộn nhịp đẹp mắt lạ lùng.
Đám rước Chạ từ làng nọ tới
làng kia đi băng qua đồng đến
gần chính ngọ thì tới cổng làng.
Tại đây, các quan viên làng chủ
cũng khăn áo chỉnh tề đã đứng
tề tựu đông đủ để đón tiếp. Họ
theo sau đám rước Chạ để đi
thẳng đến đình làng mình.
Đám rước chạ đi một cách
hết sức thong thả trang nghiêm.
Những người rước kiệu cũng
như những người đón kiệu đều
giữ tuyệt đối im lặng, không ai
nói qua một lời nào cả. Tục lệ cổ
xưa bắt phải như vậy. Nếu ai mở
miệng nói tức là phạm lỗi, năm
sau sẽ phải nộp vạ cho làng kia.
Sau khi kiệu đã vào đến sân
đình, từ từ hạ xuống, lập tức
người ta liền rước ngai thờ của
làng khách vào đặt song hàng với
ngai thờ của làng chủ. Những
người không phận sự hoặc đi
coi rước, khi đến cổng đình phải
dừng lại, không ai được vào. Bởi
vậy trong đình lúc đó chỉ toàn
những đàn ông, không có qua
một bóng đàn bà con gái.
Tới đây, một hồi trống tế bắt
đầu nổi lên. Quan viên hai làng
Phú Đa và Trinh Nữ bắt dầu
cúng tế một tuần rượu để mừng
hai vị Thành hoàng nhân buổi
gặp gỡ hàng năm này. Cuộc
tế cũng diễn ra trong một bầu
không khí hoàn toàn im lặng.
Ngoài tiếng trống tiếng chiêng
để làm hiệu lệnh, ngoại giả
không còn một tiếng gì khác, kể
cả những tiếng hô xướng hoặc
đọc chúc như ở các cuộc tế lễ
bình thường khác.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn