Làng xóm Việt Nam
312
Sau cuộc tế kỳ lạ kể trên, đến
phần nhập tiệc. Các quan viên
làng khách được mời cứ bốn
người ngồi vào một cỗ, ăn uống
tự nhiên. Trong khi đó thì các
quan viên làng chủ cắt cử nhau
đứng ngoài hầu tiếp rất chu đáo
nhưng cũng là để quan sát bắt
lỗi những ông khách nào vô ý
vô tứ có những cử chỉ hoặc lời
nói vi phạm đến cổ tục. Chẳng
hạn như trong lúc ăn, khách vô
tình trật khăn trên đầu ra, gãi
đùi gãi bẹn hoặc vì men rượu
chuếch choáng chót buột mồm
nói chuyện với người bên cạnh
v.v... Tục lệ từ xưa để lại cấm
các quan viên hai làng trong
lúc tế lễ hoặc dự tiệc tại đình
làng bạn, không được trật khăn,
sờ gãi, và nhất là không được
nói năng một tiếng nào cả.
Trong khi các quan viên làng
khách đang ngồi ăn uống như
trên, thì tiếng phách bỗng nổi
dậy, tiếp theo là tiếng một ả ca
nhi cất cao giọng hát giúp vui.
Đồng thời, bên cạnh ả ca nhi là
một anh kép đàn đầu đội khăn
đen, tay ôm một cây đàn đáy có
ba dây cũng bắt đầu gẩy những
cung đàn phụ họa. Nét mặt anh
ta như nhăn hẳn lại, cặp mắt
lim dim mơ màng cố nắn những
âm thanh cung bực cho thật
ngon ngọt. Ả ca nhi lấy giọng
hát theo điệu ‘‘Hát Giải” tức là
một loại hát nói thường hát ở
cửa đình, hát một câu mừng sự
giao hiếu của hai làng:
Xinh thay mấy Thiên thai
cảnh lạ
Dưới trần gian một áng non
bồng
Sườn non mây kéo ngất trên
không
Cửa động gà kêu vang dưới
nguyệt
Bích sa động lý càn khôn
biệt
Hồng thụ chi biên nhất
nguyệt trường
(1)
Nước lao xao điểm rót khúc
sinh hoàng
1. Sắc biếc trong động ngăn cách với đất trời. Cây cổ thụ bên cạnh chứng tỏ
sự trường tồn với tháng năm.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn