Làng xóm Việt Nam
316
Mấy câu thơ trên của thi sĩ Bàng Bá Lân đã gợi lại biết bao
hình ảnh Tết làng quê nơi đất Bắc, những hình ảnh này so với
Tết làng quê miền Trung, miền nam, tuy có khác nhưng đó chỉ
là đại đồng tiểu dị.
người Việt nam ở đâu thì cũng vẫn những phong tục ấy, nhất
là những phong tục liên quan về xuân và Tết, thì ngàn xưa tới
nay, từ miền Bắc qua các miền Trung, miền nam không bao
giờ thay đổi.
Vẫn sửa soạn hân hoan đón Tết xứng đáng với vẻ tưng bừng
của ngày xuân mới, rồi giây phút thiêng liêng của một năm mới
đến với lễ giao thừa.
Và trước đó, nào sắm Tết, nào đi chợ Tết, nào bán hàng Tết,
nào lo quần áo Tết, lo câu đối Tết, và nhất là lo tranh, pháo Tết
cho con trẻ. người ta bận rộn cho đến ba mươi Tết, và ngày hôm
nay người ta càng bận rộn hơn vì còn phải lau quét lại bàn thờ
lần chót, trước khi cúng mời các cụ về hưởng Tết.
Trước Tết và sau Tết, có bao nhiêu tục lệ đã chi phối đời
sống người dân quê, và những tục lệ này đều được mọi người
cố công gìn giữ tuân theo dù trong hoàn cảnh nào.
NhữNg Sự Sửa SoạN trướC tết
Tết đến sau ngày ba mươi tháng chạp, nhưng ở nhà quê ngay
từ đầu tháng này người ta đã thấy cái không khí của Tết.
Mọi người đã nghĩ đến những hàng Tết và những phiên chợ
Tết. những phiên chợ của tháng cuối năm này như nhộn nhịp
hơn với hàng lá dong để gói bánh chưng, với hàng bánh ngũ sắc,
hàng đường, hàng mật nhiều hơn những phiên chợ quanh năm.
Rồi ngày Tết càng gần đến, chợ làng càng tấp nập và thêm nhiều
hàng mới: hàng tranh pháo, hàng bánh chưng, hàng hoa tươi hàng
đồ mã với mũ ông công và đặc biệt nhất là hàng ông đồ bán chữ...
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn