NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 32

Làng xóm Việt Nam

30

qui utilisèrent les bras des soldats pour coloniser les territoires
des frontières)

(1)

.

Xưa kia trong những thời bình, binh sĩ được dùng trong việc

khai phá đất hoang, và nước ta đã từng có riêng một loại quân
lính về công tác này, dưới triều nhà Lê mang danh là Thục điền
binh, những đất đai khai khẩn được là những đồn điền. Đồn
điền thuộc quyền sở hữu của Quốc gia, nhưng một phần được
chia cho các làng xã tân lập tại những nơi đây, và những đất đai
dành cho làng xã biến thành công điền công thổ của dân làng.

Lúc đầu, khi đồn điền mới khai phá, có một vài gia đình,

thường là vợ con binh sĩ, tới sinh sống, dần dần đông lên mới
thành xóm, rồi thành làng. Khi đã có một làng tại đồn điền,
đoàn Thục điền binh sẽ được đi tới một nơi khác để thành lập
một tiền đồn mới tiếp tục công việc lập đồn điền.

c) lao trại.
Lao trại là một hình thức đặc biệt của đồn điền.
những Thục điền binh sử dụng sức lực của tù nhân để giúp

đỡ mình trong công việc khai khẩn đất hoang. Mục đích của
chính quyền xưa, khi lập ra các lao trại, là để trừng phạt một số
các tội phạm. các tội nhân tới các lao trại sẽ được hoàn lương,
và như vậy lao trại đã được lưỡng lợi trong một lúc: hoàn lương
cải thiện những phạm nhân và có nhân công để khai khẩn đất
hoang. Ấy là chưa kể chính quyền đã lánh xa cho dân chúng
những người bất hảo, có hại cho an ninh trật tự.

những phạm nhân tới các lao trại có thể mang gia đình đi

theo và họ lập làng ở đây. Làng xã lập xong họ được tự do sinh
sống lương thiện, không ai còn nhắc tới quá khứ của họ nữa.

Lao trại một khi biến thành làng, làng sinh hoạt như bất cứ

1. Nguyễn Hữu Khang - La Commune Annamite, Etudes historiqué, juridiques

et éconnomiques. Librairie du Recueil Sirey, Paris, 1946.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.