NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 31

29

Diện hình và Tổ chức

Được thành hình như ngày nay, mỗi ngôi làng đã trải bao cuộc

hưng vong của đất nước kể từ lúc bắt đầu thành lập.

VIỆC ThàNh lậP làNg Xã

Về việc thành lập làng xã, như trên đã nói, có người là có

làng, và làng lập nên là có người, nhưng nếu xét kỹ, một làng
Việt nam được tạo nên, rất có thể qua nhiều giai đoạn và bởi
nhiều đường lối khác nhau.

có thể đầu tiên chỉ là một thôn nhỏ, rồi thôn này bành trướng

lên thành xã, và xã lại chia làm nhiều thôn, do đó có các xã lớn,
nhất xã nhị tam tứ thôn như đã trình bày.

Xã thôn là một đơn vị dân cư hợp thành trải qua nhiều đời

khai thác đất đai để trồng trọt. Xã thôn ở Việt Nam rất nhỏ.

(1)

Việc khai thác đất đai có thể phân biệt:
a) Dân chúng khai thác.
Trong những ngày đầu khai thác, một hay mấy gia đình cùng

chung lưng đấu cật để đấu tranh với thiên nhiên, giành lấy sự
sống. Trải qua nhiều đời con cháu những gia đình này sinh sôi
nảy nở nhiều thêm, số ruộng đất được khai thác nhiều thêm,
thôn xã dần dần hình thành.

(2)

b) Đồn điền.
Đây là những đồn điền do binh sĩ khai phá. Theo các sử gia

đây là một hình thức mới mẻ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ
XV. Có lẽ đây là một lối bành trướng bắt chước theo người Tàu
dùng cánh tay của quân lính để khai khẩn những đất đai biên
giới

(est, sans doute, un mode d’expansion imité des chinois

1. Nguyễn Hồng Phong. - Xã thôn Việt Nam. - Nhà xuất bản Văn Sử Địa, Hà

Nội, trang 127, 158.

2. Nguyễn Hồng Phong - Xã thôn Việt Nam. - Nhà xuất bản Văn Sử Địa, Hà

Nội, trang 127, 158.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.