NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 29

27

Diện hình và Tổ chức

những điều trên chứng tỏ rằng làng Việt nam, làng tôi cũng

như bất cứ làng nào khác, không phải đã thành hình vì rập theo
khuôn mẫu của người Trung Hoa. người Việt nam sống họp
nhau thành làng là do thiên tính của con người muốn sống quây
quần tụ họp, và thiên tính này chính là thiên tính sinh tồn.

hìNh Thể làNg Xã

nói về làng xã, ông nguyễn Văn Huyên trong quyển “Văn

Minh Việt Nam”

(1)

có phân biệt các làng theo hình thể. Theo

ông, làng Việt nam thường tọa lạc bên cạnh các dòng nước, và
ở đằng xa trông như một túp cây xanh mọc hỗn độn nào tre,
nào mít, nào muỗm, nào cây gạo, cây dừa v.v...

làNg ăN Theo ChIều DàI

những làng này có thể dài ngoẵng, nhà cửa cất dọc đường

cái hoặc dòng sông như các làng phù Đổng và Đông Viên nằm
liền nhau theo bờ sông Đuống tỉnh Bắc ninh (Hà Bắc) trên
một chiều dài gần mười cây số, các làng Yên Sở, Đắc Sở ở
Hà Đông (Hà nội) làng Tiên Mỗ ở Vĩnh Yên (Vĩnh phú) v.v...

Tỉnh Thừa Thiên có làng Quế chữ và Thanh Thủy cũng là

những làng dài ngoẵng trên ba cây số, làng Quế chữ dọc theo
một dòng sông, còn làng Thanh Thủy dọc theo đường cái.

Miền nam cũng có nhiều làng ăn theo chiều dài, như các

làng phú An và An Hóa tỉnh Kiến Hòa (Bến Tre) nằm dọc
theo sông Ba Lai không dưới 16 cây số từ Đông sang Tây,
làng Long Bình tỉnh An Giang, nằm theo kinh Rạch Lớn trên
8 cây số v.v...

1. La civilisation annamite. - Collection de la Direction de l’Instruction publique

de L’Indochine. 1944.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.