Làng xóm Việt Nam
326
công, vị thần cai quản trong nhà, mà chủ nhà phải cúng lễ mỗi
khi có sự cúng bái gì.
Tại các thôn xóm, các vị thủ chỉ thôn hoặc trưởng xóm làm lễ
giao thừa tại điếm sở, hoặc tại nơi công quán. Trong lúc cúng lễ
có đánh trống đốt pháo. có nơi, tuy là thôn xóm, nhưng người
ta có tế giao thừa với nghi thức đầy đủ của một buổi tế.
Tế giao thừa xong, dân thôn xóm cũng có lễ cúng Thổ thần
hàng thôn hoặc hàng xóm.
Tại đình làng cũng có lễ hoặc tế giao thừa. Ở đây ông Tiên
chỉ hoặc ông Thủ từ làm chủ lễ. cùng với lễ giao thừa dân làng
cũng làm lễ cúng đức Thành hoàng bản xã.
Tại các chùa cũng có lễ cống cựu nghinh tân.
Giờ phút này, tiếng chuông, tiếng trống, tiếng pháo vang lên,
nơi này như trả lời cho nơi khác, nhất là tiếng pháo nổ khắp tứ
phía trong làng. nhà giàu, nhà nghèo cũng có đốt một bánh pháo
trước là để tống cựu nghinh tân, sau là để mừng xuân.
ĐI lễ ĐêM BA MươI TếT
Sau khi cúng giao thừa ở nhà xong, người dân quê có tục đi
dự lễ giao thừa tại thôn xóm, tại đình làng. Rồi người ta vào lễ
thần tại đình, và lễ phật tại chùa. cũng có nhiều người đi lễ các
đền miếu trong làng. người ta đi lễ để cầu phật, Thần phù hộ
cho một năm may mắn cho bản thân và cho cả gia đình.
KÉN hướNg XuấT hàNh
ngoài trừ trường hợp đi dự lễ giao thừa tại thôn xóm hoặc
đình làng, trong khi đi lễ các đền miếu hoặc chùa chiền, người
ta thường kén hướng và kén giờ để xuất hành. Kể từ lúc giao
thừa, người ta đã bước sang năm mới, xuất hành người ta kén
hướng để cầu mong sự may mắn quanh năm.
có nhiều người, dự lễ giao thừa tại thôn xóm xong, họ trở về
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn