325
Diện hình và Tổ chức
TốNg Cựu NghINh TâN
Giây phút thiêng liêng chờ đợi đã tới! Đã đến giờ giao thừa,
bắt đầu từ giờ Tý.
Từ các nhà tư, đến xóm, ngõ, đình, chùa, nơi nơi đều có lễ
trừ tịch.
Trừ tịch là giây phút cuối cùng của năm cũ, và cũng
sắp là giây phút đầu tiên của năm mới.
người ta làm lễ trừ tịch để bỏ đi hết những điều xấu dở cũ kỹ
của năm cũ và để đón những điều mới mẻ tốt đẹp của năm mới.
Lễ trừ tịch còn mang tên là lễ giao thừa, vì lễ cử hành vào
đúng lúc giao thừa.
Đây là lễ tống cựu nghinh tân, tiễn cũ và đón mới. cũ đây,
ngoài những điều xấu dở cũ kỹ, người ta còn tiễn đưa vị đương
niên hành khiển đại vương của năm cũ, và mới đây, ngoài những
điều mới mẻ tốt đẹp, người ta còn đón rước vị tân đại vương
hành khiển của năm mới.
Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân
gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc lại cho thần kia,
cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới.
(1)
Tại tư gia, làm lễ giao thừa, người ta bày hương án cúng ở
giữa sân. Đồ lễ gồm bánh trái, trong đó phải có bánh chưng,
trầu rượu, vàng hương. người đứng cúng là gia chủ.
cúng lễ xong người ta đốt một tràng pháo. Tiếng pháo mang
sự vui mừng lại, tăng sự hân hoan cho ngày Tết, và tiếng pháo
cũng trừ được ma quỷ. Theo các sách cũ chép lại thì giống ma
núi gọi là Sơn tiêu, thường phạm tới người làm cho đau ốm,
người ta đốt pháo để chúng tránh xa.
chính ra, người ta đốt pháo từ chiều ba mươi Tết, ngay sau
khi cúng gia tiên.
cúng lễ giao thừa xong, các gia chủ cũng cúng khấn Thổ
1. Phan Kế Bính. - Sách đã dẫn.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn