323
Diện hình và Tổ chức
Bỗng tiếng pháo đẹt đùng xa nổ báo
Ngoài đình trung làng đã tế giao thừa.
Cả nhà vội giật mình không ai bảo
Cùng đứng lên thăm bánh chín hay chưa
.
(1)
Bài thơ trên của nữ thi sĩ Anh Thơ đã tả đúng cái cảnh đêm
ba mươi Tết ở làng quê, với một đôi tục lệ của dân Việt nam.
chiều ba mươi Tết có những tục lệ của buổi chiều, thì đêm ba
mươi Tết lại có những tục lệ riêng của ban đêm, những tục lệ
đã lưu truyền từ ngàn xưa trong tín ngưỡng của dân ta, mà trong
đó nhiều tục thật có lắm điều hay hay.
ĐòI Nợ TếT
Ta có câu:
Khôn ngoan đến cửa quan mới biết,
giàu có ba mươi Tết mới hay!
người khôn ngoan đến cửa quan, trước những lời vặn hỏi
của nha lại và của chính vị quan sẽ đủ lý lẽ để trả lời, đủ bình
tĩnh để không lúng túng, còn người giàu kẻ nghèo, ai muốn rõ
ai, ngày ba mươi Tết có thể biết được, vì ta có tục đòi nợ Tết.
cái tục này thật là tai hại đối với những người làm ăn kém
may mắn, mang công mắc nợ. Thật là khổ sở, nếu Tết đến mà
chưa lo được đủ tiền trả nợ. chủ nợ sẽ thằng thúc họ cho đến
tận lúc giao thừa.
người ta sở dĩ đòi nợ cho đến Tết là vì ngày hôm sau là
ngày đầu năm, người ta kiêng không dám hỏi nợ người bị hỏi
nợ như vậy sẽ bị giông quanh năm, và có thể sẽ làm ăn không
phát đạt được. Đòi nợ ngày mồng một Tết, không những con nợ
không trả, mà có khi con nợ còn mắng cả chủ nợ vì đã không
biết kiêng cho mình.
1. Cô Anh Thơ. Sách đã dẫn.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn