NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 350

Làng xóm Việt Nam

348

Hai bức tranh Đám cưới chuột và Thầy đồ cóc thường nhà

nào cũng thấy có dán, và các trẻ em dường như thích những
bức tranh này lắm.

Kể ra về loại tranh lịch sử và cổ tích còn nhiều: tranh Táo

quân, tranh Quan Âm Thị Kính, tranh Lý Thường Kiệt v.v...

Và dưới đây là một số các bức tranh thuộc loại nêu lên những

điều người Việt nam mong mỏi và cầu chúc cho nhau:

Tranh Trường sinh, vẽ một cụ già râu dài, tay cầm quạt lông,

cởi trần hở rốn, trên vai gánh một cành cây có treo lủng lẳng hai
bên hai quả đào, một bên mang chữ trường và một bên mang
chữ sinh. Trường sinh nghĩa sống lâu. Trên bức tranh cũng có
một bài thơ nôm đại ý nói về sự sống lâu.

Tranh Bình an cũng vẽ một cụ già tay cầm quạt lông, cũng

râu dài, cởi trần hở rốn và cũng gánh một cành cây mang hai
quả đào viết hai chữ Bình an. Bức tranh cũng có một bài thơ
nôm đại ý nói về sự bình an.

Hai bức tranh Trường sinhBình an dán đối nhau.
Tranh Song hỷ vẽ hai đứa trẻ độ lên ba lên bốn tuổi, đầu còn

trái đào, ăn mặc lễ phục, chân đi hài, một đứa cầm chiếc gậy
đầu rồng, ở đầu có mắc chiếc đèn lồng, còn một đứa bưng chiếc
khay trên đặt hai chữ Hỷ dính liền nhau. Đấy là song hỷ, chỉ
hai điểm mừng là phúc và Thọ.

Tranh Phúc lộc Thọ, vẽ một cụ giá cưỡi con hươu, có con

dơi bay ở vai bên trái. Tay phải cụ già cầm một quả đào tiên.
cụ già tượng trưng cho Thọ, con hươu tượng trưng cho Lộc, còn
con dơi tượng trưng cho phúc.

Kể ra, với ngày Tết, ở chợ quê, người ta còn bày bán nhiều

loại tranh khác, và loại tranh nào cũng được các em ưa thích cả.
Trên đây chỉ là một số các bức tranh nêu ra để các bạn đọc có
một ý niệm về tranh ngày Tết của trẻ em đồng quê thời trước,
cho tới năm 1944.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.