Làng xóm Việt Nam
374
thù không còn là cái đối tượng lúc trước cần phải tiêu trừ. Bây
giờ là cái tinh anh còn lại của một con người đã có tài năng, đã
có sự nghiệp, có một cuộc sống nào đó. Cho nên khi người Việt
Nam giết Sầm Nghi Đống rồi lại lập miếu thờ họ Sầm không
phải là trọng vọng tên giặc cướp, mà chính là hoài niệm một
kẻ có bản lĩnh bị họ trừ khử vì sự tự vệ chính đáng. Trả lại cho
kẻ bị thiệt thòi kia một chút an ủi tinh thần, đó là một thứ nghi
lễ của một dân tộc có nền văn minh độc đáo.
(1)
Đối với kẻ thù, người Việt nam còn có lượng bao dung sau
khi kẻ thù không còn nữa, và trong sự bao dung có lẫn phần
kính trọng cái tinh anh con người của kẻ thù, huống chi lại đối
với chính người Việt nam, nhất là khi đây lại là những người
trong họ ngoài làng.
Thực vậy, dân làng đối với người chết ở trong làng không
có họ xa thì họ gần, không thì là chỗ quen biết, hoặc tiền nhân
những người mình quen biết, vì người trong một làng ai có lạ ai.
Quý người sống làm sao thì người ta quý người chết như vậy.
tha ma
người sống có nhà cửa, người chết có mồ ma và mồ ma của
dân làng thường quy tụ ở một bãi tha ma.
Mỗi làng, đầu làng hoặc cuối làng, có một khu đất rộng để
làm chỗ tha ma mộ địa, trong làng có ông già bà cả mất thì
đem chôn tại đó.
(2)
những làng ở gần đồi núi, bãi tha ma thường ở chân núi, còn
những làng ở đồng bằng, dân làng cũng dành một khu đất cao
để an táng người chết.
1. A.Pazzi. Người Việt cao quý - Sách đã dịch.
2. Phan Kế Bính. Tài liệu đã dẫn.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn