NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 50

Làng xóm Việt Nam

48

nếu có thì số ruộng cũng không đủ nuôi gia đình. Họ làm công
cho những người ở hai giai cấp trên. có nhiều người thất nghiệp
ăn nhờ vào người khác hoặc làm những nghề nghiệp mà hai giai
cấp trên không làm. có người sống nhờ vào con cái, hoàn cảnh
những người góa bụa, hoặc đi buôn thúng bán bưng.

Thường tất cả mọi người trong giai cấp hạ lưu đều bó buộc

phải tham gia vào công việc sinh kế để góp phần vào sự no ấm
cho gia đình, kể cả trẻ em: đàn ông con trai đi làm mướn, đàn
bà làm tiểu công nghệ hoặc buôn bán loanh quanh, con cái đi
ở mướn, đi chăn trâu, đi kiếm củi, đi câu v.v...

nhà cửa của giai cấp này thường nhà gỗ mái tranh.
cũng có ít gia đình có nhà gỗ mái ngói, nhưng việc xây cất

cũng giản dị hơn nhà cửa của hai giai cấp trên, lại chật hẹp chỉ
đủ để gia đình trú ẩn.

Đồ đạc trong nhà thường là những đồ rẻ tiền mộc mạc, và

bày biện một cách đơn sơ. có khi là những đồ cũ mua lại hoặc
xin được của những gia đình giàu có.

gIAI CấP TạI MIềN BắC Và MIềN TRuNg

Việc phân hạng xã hội như trên tại xã Khánh Hậu, quân Thủ

Thừa tỉnh Long An, liệu có thể tiêu biểu cho sự phân hạng xã
hội tại các làng khác ở miền nam nước Việt chăng? Sự phân
hạng này chỉ nhằm trên mặt xã hội, vì tại bất cứ xã nào, cũng
vẫn còn có sự phân biệt giữa những người giữ các chức vụ trong
làng và dân đinh.

Ở miền Bắc và miền Trung khi nói tới ba giai cấp, người

ta thường căn cứ vào sự sang trọng phong lưu, vào trình độ
học thức và vào cách xử thế của con người. những bậc thượng
lưu là những người có học vấn, có địa vị, có uy tín và nhất là
có đạo đức. Bậc thượng lưu không có quyền có những hành
động hèn hạ của hạng hạ lưu. giấy rách phải giữ lấy lề, một

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.