NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 52

Làng xóm Việt Nam

50

nổi thuế đinh của mình thì cũng không được phép khao để nhập
đình trung. Lại cả những người làm những nghề quá hạ tiện như
làm mõ ở một xã khác hoặc liệt vào hạng xướng ca vô loài cũng
không được khao vọng để nhập đình trung.

Qua các điểm trên ta thấy rằng việc phân biệt ba giai cấp thượng

lưu, trung lưu và hạ lưu ở miền Bắc và miền Trung không căn
cứ vào khả năng kinh tế như người Mỹ nhận xét ở miền nam.

PhâN hạNg theo tuổi táC

phân hạng theo đẳng cấp hoặc phân giai cấp đều là những cách

phân hạng nhắm vào địa vị, vào trình độ văn hóa, vào khả năng
tài chính của mỗi người. Hai lối phân hạng này phải căn cứ vào
những yếu tố bên ngoài mà không căn cứ vào chính con người.

người dân quê chất phác, mặc cho ai muốn xếp hạng mình ra

sao, bảo mình là trung lưu, bảo mình là bạch đinh cũng không hề
gì. phần đông họ không quan tâm tới những điều mà các hương
chức cho là quan trọng vì đằng nào dân đinh, họ cũng chỉ là
dân đinh, miễn là đừng ai khinh miệt họ khi họ không có điều
gì đáng khinh miệt. Họ vui lòng chịu tất cả những sự gánh vác
trong làng mà mọi người phải chịu. nếu có điều họ quan tâm
tới, đó là tuổi tác của mỗi người trong làng, và theo họ phải có
già có trẻ và sự phân hạng của họ là sự phân hạng theo niên kỷ.

Đó là lối phân hạng thông thường ở các làng ngoài sự phân

đẳng cấp.

CáC Cụ gIà

Trước hết phải nói đến các cụ già, tuổi đã cao, đầu râu tóc

bạc. Dù giàu, dù nghèo, dù nam hay nữ, tuổi trời là tuổi trời, và
đã được thọ thì được xếp vào hạng lão.

Tuổi già được kính trọng và càng cao niên bao nhiêu dân làng

càng kính nể chừng nấy.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.