NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 53

51

Diện hình và Tổ chức

các trẻ em trong bài học luân lý, cũng như trong những lời

khuyên của phụ huynh đều có sự kính trọng người già. Ra đường
gặp người già phải nhường bước, phải giúp đỡ. Một cụ già lỡ
đánh rơi chiếc gậy, một em nhỏ gần đó phải nhặt lấy đưa cho
cụ. Gặp người già, các em nhỏ phải chào kính, dù người đó giàu
hay nghèo, dù người đó áo lành hay áo rách, dù người đó quen
hay lạ, dù đây là một cụ ông hay một cụ bà.

Và các cụ già khi được các em nhỏ chào bao giờ cũng tươi

cười gật đầu nhận sự chào kính và tỏ lời khen ngợi các em. có
cụ hỏi thăm em là con cái nhà ai rồi khen con nhà này con nhà
khác ngoan ngoãn lễ phép.

các em đối với các cụ già còn kính trọng huống gì người lớn.

những người không biết kính già nể tuổi thường bị mọi người
chê cười cho là thiếu lịch sự.

Sự kính trọng người già được thể hiện trong những tiệc thọ,

tiệc lão ở trong làng.

nhiều làng mỗi khi xuân đến có tục rước lão và yến lão.
Rước lão
Đây là đám rước người già. các cụ khi đến một tuổi nào,

thường từ năm mươi tuổi trở lên, những làng đông dân đinh, từ
sáu mươi tuổi, được dân làng tôn là lão ông và lão bà. Trong
ngày xuân dân làng tổ chức một đám rước để rước các cụ tới
đình. các lão ông và lão bà tụ tập một nơi, dân làng mang âm
nhạc cờ quạt tới rước. Đám rước đi suốt làng để các cụ nhận sự
chào mừng của mọi người, các cụ đi theo thứ tự tuổi tác, các cụ
nhiều tuổi đi lên trên, các cụ ông đi trước, hết các cụ ông rồi
mới tới các cụ bà.

các cụ mặc quần áo màu đỏ rực rỡ tượng trưng cho sự vui

mừng. các cụ ngồi trên cáng hoặc trên võng có dân đinh khiêng
và có con cháu đi theo.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.