NẾP CŨ - LÀNG XÓM VIỆT NAM - Trang 59

57

Diện hình và Tổ chức

nhau chưa có con được gọi là anh đỏ, chị đỏ,

(1)

chữ đỏ nói lên

sự vui mừng của cuộc hôn nhân hai người vừa kết hợp xong.
Khi đã có con rồi, anh đỏ, chị đỏ được đổi là anh cu, chị cu,
hoặc anh đĩ, chị đĩ tùy theo đứa con đầu lòng là con trai hay
con gái. Và người ta dùng ngay tên đứa con đầu lòng để gọi bố
mẹ. Thí dụ đứa con đầu lòng là con trai và tên là nam, người ta
sẽ gọi bố mẹ nó là anh cu nam, chị cu nam. Lối xưng hô đặc
biệt Việt nam này đã được nhiều tác giả ngoại quốc nói tới và
cho rằng có nhiều điểm đáng lưu ý; Một là có sự nể nang giữa
lớp người lớn với nhau khi họ đã có gia đình, con cái, hai là
xác nhận một sự thay đổi vị trí của kẻ có con, làm cho kẻ đó
và con của họ có một ràng buộc hiển nhiên, lại giữa kẻ đó với
người bên ngoài cũng có một sự thông cảm tương giao rõ rệt.

(2)

Lớp người lớn, hoặc có vợ có chồng có con cái, hoặc vì

luống tuổi lỡ thì, luôn luôn là lớp người nêu gương cho con
trẻ, và mỗi khi hành động đều đoan chính nghiêm trang. Khi
ra đường, y phục tề chỉnh không lôi thôi lốc thốc, và lớp người
này gặp nhau thường chào hỏi nhau lịch sự. Trẻ con gặp người
lớn cũng phải chào kính như khi gặp người già và những người
lớn khi gặp người già cũng phải chào kính, và người già cũng
lễ phép chào lại.

TRAI gáI làNg

Lớp người này không đông bằng lớp người trên, nhưng chính

là lớp người đã khiến cho xóm trên thôn dưới rộn ràng tiếng nói
tiếng cười, và đây là lớp người mang đầy hy vọng trong lòng và
nuôi nhiều mộng đẹp trong tâm tưởng.

1. Cách xưng hô tại nhiều làng vùng Bắc Ninh, như các làng Thị Cầu, Đáp

Cầu huyện Võ Giàng v.v...

2. A.Pazzi (tức nhà văn Vũ Hạnh) - Người Việt Cao quý. - sđd.

Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.