59
Diện hình và Tổ chức
nhạc sĩ phạm Duy trong bản nhạc “Quê nghèo” có đoạn:
làng tôi nghèo, nho nhỏ bên sông,
gió bấc lạnh lùng thổi vào mái rạ.
làng tôi nghèo, gió mưa tơi tả,
Trai gái trong làng vất vả ngược xuôi!
Làng quê Việt nam đã mấy làng là trù phú, thường hình
thức bao giờ trông cũng nghèo nàn nhưng trong cái nghèo nàn
luôn luôn tiềm tàng một sức lực, chính sức lực này nó đã duy
trì làng xóm, đã bảo tồn dân tộc và chính sức lực này đã là sức
lực chống ngoại xâm khi cần thiết.
còn trai gái trong làng, lẽ tất nhiên là phải vất vả ngược xuôi
dù làng giàu hay làng nghèo. Trai vất vả ngược xuôi cày sâu
cuốc bẫm để tạo cánh đồng chiêm nên những ruộng lúa vàng
với mùi thơm lúa chín, với
lúa rạp rạp ngả theo chiều gió thổi.
(1)
Trai lại còn vất vả ngược xuôi về làng việc nước, nào đê điều,
nào canh gác, nào phận sự này, nào nhiệm vụ nọ, lo đường lo
sá, lo giữ làng, lo bảo vệ cánh đồng v.v...
còn gái làng thì ngược xuôi để buôn tần bán tảo trước là giúp
đỡ mẹ cha, sau là gây chút vốn riêng, sắm bộ quần áo đi hội đi
hè, hoặc nếu không buôn bán thì cũng hàng xay hàng xáo, hái
dâu chăn tằm, dệt lụa quay tơ, hoặc phụ giúp công việc đồng
áng, cắt cỏ cấy lúa, lo cơm nước thợ đồng...
Trai gái trong làng vất vả ngược xuôi, nhưng họ vất vả trong
niềm vui, với tiếng cười giọng hát, với sự gặp gỡ trong làng
ngoài ruộng, ngày phiên chợ, lúc sang sông.
Gặp nhau, đã quen thuộc, họ chào hỏi nhau. Tiện dịp họ mời
nhau điếu thuốc miếng trầu. Miếng trầu là đầu câu chuyện. Gái
ăn trầu cho môi thêm thắm, cho má thêm tươi, cho nụ cười thêm
1. Bàng Bá Lân, - Thơ Mùa Gặt.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn