Làng xóm Việt Nam
62
Đã mời nhau thời trầu nào anh chẳng xơi! các cô gái làng
trong lúc đi làm đồng, lúc đi chợ, luôn luôn các cô mang trầu
cau trong người. có cô để trầu trong túi áo, có cô gói trong chiếc
khăn lụa nhỏ, có cô bọc giải yếm. chàng cứ lựa chọn, chàng
ăn trầu của cô nào?
Trai gái gặp nhau là có tiếng cười tiếng hát, nhất là những
khi cùng làm nơi đồng ruộng hoặc buổi tối cùng đập lúa trong
sân. cô nọ gán cô kia cho chàng trai này, cô kia gán cô nọ cho
chàng trai khác. Và những chàng trai trong câu chuyện thường
kẻ bưởi vơ vào,
nào khen cô này duyên dáng, nào nói thương
yêu cô nọ.
Thật là những câu chuyện bông lông, nhưng bông lông để bắt
đầu cho những lứa đôi tốt đẹp bách niên giai lão. Giả tỉ những
chàng trai, những cô gái có cùng nhau lãnh đạm, đã có những
bà già khêu lời mớm chuyện để trai gái làng phải đối đáp với
nhau. Luân lý phương Đông theo nho giáo dạy rằng, nam nữ
thụ thụ bất thân,
và các nhà đạo đức luôn luôn nói nam nữ hữu
biệt,
nhưng đây chỉ là thứ luân lý của Trung Hoa, và chỉ có
hạng người trưởng giả ở nước Việt mới chấp nhận thuyết này,
đám dân giả, đám đại quần chúng, họ luôn luôn đụng chạm với
nhau, cùng làm cùng vui, làm sao mà bất tương thân cho được.
có điều gần nhau đấy, nam nữ không hữu biệt đấy, nhưng trai
gái làng bao giờ cũng có một giới hạn giữa đôi bên, và những
trò trên bộc trong dâu quả thật là hiếm xảy ra. Gần nhau họ
thương yêu nhau, rồi lễ giáo sẽ tác thành cho họ như chim liền
cánh, như cây liền cành.
Họ gặp gỡ nhau dễ dãi, họ trao đổi với nhau những lời thương
yêu, nhưng khó mà họ dám cùng nhau phạm lỗi. các bà già tuy
mớm lời khêu chuyện cho họ, nhưng bao giờ các bà cũng canh
chừng họ và chỉ cho họ buông thả với nhau tới một mức nào.
Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn