NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 14

14

Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ

Tục ngữ có câu: “Yêu nhau chị em gái, khái nhau chị em dâu, đánh nhau
vỡ đầu là anh em rể”
để chỉ sự không thân yêu nhau của những chị em
dâu và anh em rể.

Anh chị em trong một gia đình thương yêu nhau, như chân với tay,

tình thân thiết hơn cả người khác.

Người anh người chị thương em, phải biết thương em dâu hoặc em

rể, có như vậy mình mới khỏi tủi hổ với vợ hoặc với chồng. Lại nói đến
những người chị dâu, em dâu, anh rể, em rể, đã thương chồng, thương
vợ, sao không thương được anh, em và chị em của vợ! Bề nào cũng đã
là người trong gia đình, phải biết lấy chữ Nhân đối xử với nhau để tránh
mọi điều xích mích, dè bỉu, thực đáng chê!

 VỢ CHỒNG

Vợ chồng là hai trụ cột của gia đình, sau sẽ trở thành cha mẹ, ông bà.

Kể từ khi đôi bên kết hôn với nhau là có nghĩa vụ với nhau và phải có

nghĩa vụ đối với kẻ trên, người dưới của đôi bên nữa.

Vợ chồng tuy lấy nhau, như trên đã nói, không được ra ở riêng nếu

không được ông bà cha mẹ cho phép và phải lo làm ăn để phụng dưỡng
ông bà cha mẹ.

Nếu con cháu lười biếng đến nỗi ông bà cha mẹ phải tự sát thì phải

tội.

Khi ông bà cha mẹ tuổi già sức yếu, bệnh tật, vợ chồng con cháu

không nuôi cũng có tội.

Đó là những bổn phận đối với kẻ trên, lại còn những bổn phận đối

với người dưới: phải lo dạy dỗ, gây dựng con em. Con em có lỗi phải
trừng phạt.

Ngoài ra vợ chồng ăn ở với nhau còn có nhiệm vụ và bổn phận đúng

với lẽ tòng phu. Bỏ chồng ra đi, can tội bội phu bị pháp luật trừng phạt.

Đàn ông có ở gửi rể, vợ cũng phải kính chồng. Đánh chồng, giết chồng
phải tội nặng.

Chồng phải nuôi vợ, dạy vợ. Không được cầm vợ, bán vợ. Vợ vi phạm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.