NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 16

16

Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ

Em gái ruột của mẹ là dì.

Chồng của già cũng gọi là bác rể, và chồng của dì cũng là chú rể như về
họ nội. Cũng có nơi gọi là dượng.

Cũng như họ nội, bác, cậu, già, dì, đối với cháu cũng có tình thân mật rất
gần, vì sự liên lạc qua người mẹ.

Cháu phải theo giỗ bác ngoại hoặc cậu để cúng lễ ông bà tổ tiên về họ
ngoại.

Bác ngoại cũng như cậu mợ có thể nuôi các cháu ngoại làm con nuôi
trong trường hợp không có con, nhưng không thể dùng con của chị hoặc
em gái mình lập tự được. Nội ngoại chỉ khác nhau ở điểm này, nhưng
không phải vì thế mà sự thân tình kém mật thiết đi.

 CON NUÔI

Những người không có con, có thể nuôi con người khác để làm con nuôi.
Có thể nuôi con cùng họ hoặc khác họ, lại có thể nhận con nuôi từ lúc
đứa trẻ mới sơ sinh, hoặc khi đứa trẻ đã lớn, nhưng còn trong thời kỳ
thơ ấu nghĩa là chưa trưởng thành.

Việt Nam ta có hai thứ con nuôi:

Con nuôi lập tự và con nuôi không lập tự.

o

Con nuôi lập tự

Nước ta lấy sự thờ phụng tổ tiên làm trọng, nên những người không

con phải lo nuôi con lập tự.

Thường, người ta chọn một người cháu gọi bằng bác bằng chú,

nhưng nếu cháu gần không có, trong trường hợp người không con
không có anh em ruột, hoặc anh và em trai ruột người này cũng không
con, thì lập cháu xa, nhưng vẫn phải đồng huyết thống, nghĩa là cũng
thuộc về họ nội.

Tục lệ và luật pháp định rằng việc lập tự phải theo thứ tự chiêu thuận,

nghĩa là cháu mới được thừa tự cho chú bác, chứ cháu không được lấy
chú bác lập tự cho mình. Ngoài ra anh không có con trai, em có thể ăn
thừa tự anh được, trái lại anh không được ăn thừa tự cho em, phải để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.