NẾP CŨ - LỄ TẾT, HỘI, HÈ - Trang 17

17

Thực hiện ebook:

HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG

www.hocthuatphuongdong.vn

việc ăn thừa tự cho con mình tức là cháu ruột của em.

Người được lập thừa tự có thể bị phế bỏ, nếu người đó xét ra kém

đức hạnh, hoặc làm điều gì phạm tới thanh danh gia đình. Phế người
thừa tự này để lập người khác, gọi là lập ái hay lập hiền.

Trong việc lập thừa tự không được chọn con độc đinh hoặc con

trưởng, vì những người con này đã có phận sự riêng, lo việc hương khói
cho cha mẹ.

Người đã được lập tự phải ở với cha mẹ nuôi như cha mẹ đẻ, không

được bỏ nhà đi, và được hưởng mọi quyền lợi như một người con đẻ.

Việc lập tự mặc nhiên thành vô hiệu, nếu cha mẹ nuôi, sau khi lập tự

con nuôi, lại sinh được con trai. Tuy việc lập tự thành vô hiệu, nhưng
người con nuôi vẫn được giữ quyền lợi như một người con đẻ và sẽ được
hưởng một phần gia tài với người con đẻ.

Khi cha mẹ nuôi đã có con trai, người con nuôi lập tự trước có thể trở

về sống với cha mẹ mình.

Người đàn ông lúc sống không con, khi chết đi, vợ có thể thỏa thuận

với tộc trưởng để lập tự cho chồng.

Những người đã hỏi vợ mà chưa cưới, hoặc mới cưới vợ mà chết sớm

không con, nếu đã trưởng thành rồi, cha mẹ có thể chọn người lập tự
cho những người chết non trong thời kỳ thơ ấu không được phép lập tự.

o

Con nuôi không lập tự

Con nuôi không lập tự không cần cùng họ với người nuôi. Đây chỉ là

nghĩa tử. Nghĩa tử muốn ở với cha mẹ nuôi hoặc trở về với cha mẹ đẻ
cũng được. Con nuôi ở hẳn với cha mẹ nuôi cũng được hưởng một phần
gia tài, theo luật chước cấp tài sản, nghĩa là phần gia tài tùy cha mẹ nuôi
muốn cho bao nhiêu cũng được, không như những con đẻ, khi bố mẹ
chết phần gia tài được hưởng đều với nhau trừ người con trưởng phải
giữ việc hương khói được phần hơn.

 NUÔI RỂ

Tục ta có lệ ở rể, nghĩa là bố mẹ vợ nuôi rể. Rể là người khác họ,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.