18
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
không thể lập tự được, và vì vậy rể không thể thừa tự cho cha mẹ vợ.
Lệ ta xưa có nói: Chiến tế dưỡng lão, nghĩa là nuôi rể để dưỡng già,
chứ không phải nuôi rể để trông nom việc hương khói.
Ngày nay luật lệ cũng như phong tục đã thay đổi nhiều, từ việc nuôi
con đến việc lập tự.
Con gái ngày nay cũng cúng giỗ cha mẹ, và con nuôi cũng được coi
như con đẻ trước pháp luật.
ANH CHỊ EM HỌ
Con bác, chú, cô, dì, cậu, mợ là anh em họ với nhau. Về họ nội, con nhà
bác là anh chị, con nhà chú là em, còn về họ ngoại, con nhà bác, nhà già
là anh chị, con nhà cậu, nhà dì là em.
Về đằng họ nội, là anh em thúc bá, còn về họ ngoại là anh em di cữu.
Anh em thúc bá còn gọi là anh em con chú con bác, và anh em di cữu
còn gọi là anh em con cô con cậu hoặc con dì con già, còn các anh em
họ cháu chú cháu bác, cháu cô, cháu cậu, cháu ngoại các ông bà là anh
em chị em với nhau.
Trong gia đình ta xưa, nhiều khi các anh em họ nội vẫn ở chung một nhà
dưới quyền của gia đình là ông nội.
THÂN THUỘC TRONG GIA ĐÌNH
Qua các thành phần trên, ta thấy rằng gia đình Việt Nam bao quát rất
rộng, và mọi người đều có tình thân thuộc với nhau qua mọi liên hệ,
không bởi họ nội, ngoại, nhiều khi bởi cả hai bên nội ngoại.
Trong một gia đình chung sống với nhau, nếu ta lấy tự bản thân ta mà
tính lên ta sẽ có:
Trên ta là cha mẹ, gọi là phụ mẫu.
Trên cha mẹ là ông bà, gọi là tổ phụ, tổ mẫu.
Trên ông bà là cụ ông và cụ bà, gọi là tằng tổ phụ, tằng tổ mẫu.
Trên hai cụ là hai kị, gọi là cao tổ phụ, cao tổ mẫu.