141
Thực hiện ebook:
HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG
www.hocthuatphuongdong.vn
Lễ Du Xuân của nhà vua, cũng giống như việc người dân xuất hành, vì bộ Lễ
phải chọn hướng để nhà vua đi, ngõ hầu quanh năm trong nước được thái
bình, khang thịnh.
o
Lễ Thương nguyên hay là cúng rằm tháng giêng
Lễ Thượng Nguyên vào ngày rằm tháng Giêng. Từ triều đình đến dân chúng
đều có lễ Phật trong ngày này. Ta có câu:
“Lễ Phật quanh năm Không bằng rằm tháng Giêng”
Tục ta tin rằng trong ngày rằm tháng Giêng, đức Phật giáng lâm tại chùa để
chứng cho lòng thành của các tín đồ Phật giáo. Trong dịp này, chùa nào cũng
đông người tới lễ bái. Các cụ bà đã đi quy, cũng nhân ngày lễ này, đến chùa
tụng kinh niệm Phật. Các cụ vừa lần tràng hạt vừa kể hạnh nghĩa là kể lại sự
tích của đức Phật và chư bồ tát cũng như sự hy sinh cao cả của các Người.
Và những đôi trai gái nặng lòng yêu nhau cũng kéo nhau tới trước Phật đài
để xin đức Phật phù hộ cho được cùng nhau vẹn nghĩa ba sinh.
Nguồn gốc lễ Thượng Nguyên
Theo đạo Phật, nguồn gốc lễ Thượng Nguyên như sau:
Ngày mồng Một và ngày Rằm mỗi tháng được coi là ngày Phật, các tín đồ
Phật giáo trong những ngày này đều rủ nhau đi lễ chùa.
Ngày mồng một là ngày đầu tháng, đêm tối đen, còn ngày rằm thì đêm có
trăng sáng sủa. Trong một năm, ngày Rằm đầu tiên là Rằm tháng Giêng nên
người ta đua nhau đi lễ Phật.
Theo các sách Trung Hoa, lễ Thượng Nguyên không phải là một ngày lễ Phật.
Trước đây chính là Tết Trạng Nguyên. Nhân dịp này, nhà vua hội họp các ông
Trạng để thết tiệc và mời vào vườn Thượng Uyển thăm hoa, ngắm cảnh, làm
thơ. Ngày xuân đầm ấm, gió mát trăng trong, trăm hoa đua nở, thi hứng rạt
rào, các ông Trạng cùng nhau thi đua ngâm vịnh ca ngợi cái đẹp của Hóa
công cũng như ân đức của nhà vua.
Tết Trạng Nguyên sau được đổi làm Tết Thượng Nguyên.
Tết cũng còn có một tên nữa là Tết Nguyên tiêu. Nhân Tết này, ban đêm tại