28
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
-
Lấy một chiếc cọc đóng vào chân chiếc cối giã gạo ở trong nhà.
Theo sự tin tưởng của bình dân ta, một trong hai hành động trên của
người chồng sẽ làm cho người vợ mau sinh.
o
Sinh chậm
Việc sinh dễ dàng hay khó khăn tùy theo từng người, có khi chưa đến
giờ đến lúc đứa trẻ ra đời, người đàn bà đã vội vàng muốn đẻ sớm, có
khi đứa bé ở trong bụng chưa xoay hướng ra kịp. Đối với ta sự chậm sinh
như vậy cũng có những phương thuật chữa mẹo, để cho đứa trẻ chóng
ra đời. Người chồng phải làm một trong những việc sau đây:
-
Trèo lên cây cau rồi ôm cây tụt xuống.
-
Luồn qua những nấc một chiếc thang dựng đứng.
-
Cầm một chiếc đòn gánh đứng giữa cửa nhà lao ra ngoài đường.
-
Lấy chiếc lông nhím mọc ở khấu đuôi con nhím đưa cho vợ.
-
Lật đít ông đồ rau ở giữa bếp, nhổ nước bọt vào.
-
Lẳng lặng sang nhà hàng xóm, tìm người đàn bà nào dễ sinh, ăn cắp
chiếc dải rút quần hoặc dải rút váy mang về quấn vào bụng vợ.
-
Cầm cái thắt lưng của mình vắt qua mái nhà (thắt lưng bằng vải xưa
vẫn dùng).
o
Sửa soạn cho lúc sinh nở
Người đàn bà có thai, khi sắp tới ngày sinh, thường sửa soạn rất chu đáo,
nào sắm sẵn nồi đất để chôn nhau, may tã và quần áo lọt lòng cho đứa
bé. Áo lọt lòng được kén may bằng những mảnh áo cũ của những người
đàn bà dễ nuôi con. Đôi khi, để lấy khước, người ta đi xin những áo lọt
lòng của con các gia đình đông con. Trước ngày sinh, người đàn bà có
chửa giữ gìn trong mọi cử động để tránh mọi sự sẩy ngã rất tai hại cho
lúc sinh nở.
o
Khi sinh con
Tục tin rằng có thai nơi đâu phải sinh tại nơi đó.
Phương ngôn có câu sinh dữ tử lành nên ta cho rằng có người đến sinh