29
Thực hiện ebook:
HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG
www.hocthuatphuongdong.vn
tại nhà mình là một điều không hay và người ta rất kiêng kị.
Chính người đàn bà có thai bao giờ cũng biết vậy, nên gần đến ngày
sinh không dám đi đâu xa, e bất thần chuyển bụng khó tìm được nơi
sinh nở. Tục kiêng này, ngày nay tuy vẫn còn nhưng đã bớt.
Mỗi lần sinh người ta phải mời bà mụ, những bà cụ già chuyên môn
trông việc đỡ đẻ theo những cách thức cổ truyền. Có những trường hợp
các sản phụ đã bị uổng mạng cả mẹ lẫn con vì sự lầm lỡ và thiếu học
thức của các bà mụ.
Ngày nay, với sự tiến bộ khoa học của mỗi lần sinh nở người đàn bà đều
tới các nhà hộ sinh, nếu gặp trường hợp khó khăn đã có bác sĩ.
Đối với bà mụ quê xưa, khi sản phụ khó sinh, các bà cho ăn trứng gà
sống để tăng sức rặn và cho ăn cháo vừng để việc đẻ được dễ dàng.
Sau khi đứa trẻ đã sinh, các bà mụ thường cắt nhau bằng mảnh sành,
hay cật nứa. Sự cẩu thả này đã khiến nhiều em bé sơ sinh bị chết oan về
bệnh sài uốn ván. Các bà còn vắt chanh vào mắt đứa trẻ để cho sáng và
moi móc lỗ mũi, lỗ miệng đứa trẻ để khỏi nhớt dãi. Nhau của đứa trẻ
được đặt vào chiếc nồi đất đậy kín rồi đem chôn.
Chính vì sự chôn nhau này mà có thành ngữ nơi chôn nhau cắt rốn để
chỉ sinh quán của mỗi người.
Nhau phải chôn thật sâu kẻo đứa trẻ hay buồn nôn, lại phải tránh giọt
nước mái hiên để đứa trẻ khỏi toét mắt và chốc đầu.
o
Sự kiêng khem sau khi sinh nở
Theo phương Tây, sản phụ trong lúc sinh đã tổn hao sức khỏe cần phải
tẩm bổ để mau hồi sức, trái lại theo phương Đông ngày xưa, sau khi sinh,
người đàn bà phải kiêng khem rất nhiều.
Tục ngữ có câu:
Muốn ăn miếng ngon, chồng con trả người.
Ăn cái gì cũng là độc. Các sản phụ Việt Nam do đó, chỉ dám ăn cơm với
muối rang hoặc với nước mắm chưng.