58
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
Nhân sinh bách nghệ,
Văn học vi tiên;
Nho sĩ thị trân,
Thi thư thị bảo.
Nghĩa là:
Người ta trăm nghề tùy thân,
Nhưng mà văn học phải cần đầu tiên;
Thi thư lá báu dõi truyền,
Học trò là kẻ sĩ hiền trọng thay!
Mấy câu trên mở đầu sách MINH ĐẠO GIA HUẤN của Trình Tử đủ nói lên
việc học hành ở xứ ta rất được coi trọng, và do đó kẻ sĩ nước ta được xếp
đầu trong tứ dân: Sĩ, Nông, Công, Thương.
o
Những buổi học đầu tiên
Tuổi đi học ở nước ta ngày xưa không hạn định ở mức nào. Tùy theo đứa trẻ
khỏe mạnh hay ốm yếu, bố mẹ cho con đi học vào khoảng từ lên sáu, lên
bảy đến lên tám.
Xưa chỉ có con trai được đi học, con gái phải ở nhà học làm học ăn, trừ những
gia đình phú quý mới cho con gái đi học, do đó phụ nữ ngày xưa phần lớn
bị thất học.
Việc đi học ngày xưa hầu như không tốn kém gì ngoại trừ tiền giấy bút chẳng
đáng bao nhiêu. Tại các làng xã, thôn xóm đều có các ông đồ dạy học, và
học trò đi học cũng chẳng phải trả tiền. Hàng năm, bố mẹ học trò chỉ cần
mang tết ông đồ thúng gạo và quà bánh vào những dịp Tết, tháng năm,
tháng mười hoặc giỗ chạp. Ai muốn cho con đi học chỉ cần sửa lễ đến xin
ông đồ nhận dạy con mình, và cái lễ này cũng không đắt đỏ gì, chỉ gồm cơi
trầu, bao chè là đủ.
Đi học cũng không cần phải mua sách vở như ngày nay.
Các bài học thường do các ông đồ viết tay vào sách cho học trò, và khi nào