64
Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình và Lễ - Tết – Hội hè
Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ
miền Bắc và khoa thi năm Mậu Ngọ tại các trường Bình Định và Nghệ An ở
miền Trung.
Sau hai kỳ thi cuối cùng này, việc học bị chính phủ Pháp sửa đổi, do đó
thể lệ về thi cử cũng chịu sự đổi thay và cho đến ngày nay, năm Mậu Thân,
nền móng tổ chức học hành và thi cử của Pháp do Nghị định ngày 21 tháng
12 năm 1917 cũng vẫn còn lại nhiều cội rễ trong nền giáo dục Việt Nam.
Về khoa thi, xưa ta có ba kỳ thi chính là thi Hương, thi Hội và thi Đình,
những kỳ thi này ba năm mở một lần, trừ trường hợp có nhà vua mới lên
ngôi mở các ân khoa.
Muốn dự thi Đình, phải đậu thi Hội, mà muốn dự thi Hội thì phải đậu cử
nhân tại kỳ thi Hương, hoặc ít ra cũng phải đậu tú tài, với chân tú tài nếu
được nhà vua cho phép có thể được thi Hội.
Không phải ai cũng có thể là thí sinh kỳ thi Hương được. Muốn đi thi
Hương phải qua các kỳ thi khảo hạch tại hàng tỉnh, tức là so khảo và phúc
khảo.
Sơ khảo là khảo hạch ở phủ, ở huyện do các Huấn Đạo và Giáo Thụ phụ
trách; Phúc khảo là khảo hạch ở tỉnh do các Đốc Học phụ trách.
Trúng tuyển kỳ thi sơ khảo, các thí sinh được cấp bằng Tuyển sinh, trúng
tuyển kỳ thi phúc khảo, được cấp bằng Khóa sinh.
Các khóa sinh được phép dự thi Hương, nhưng trước kỳ thi còn phải trải
qua một kỳ sát hạch. Kỳ thi này được tổ chức tại mỗi tỉnh những năm trước
năm có kỳ thi Hương để loại bớt một số thí sinh học lực còn kém. Chương
trình kỳ sát hạch này giống như chương trình thi Hương rút ngắn. Người nào
qua được kỳ sát hạch này được gọi là Thí sinh và người đỗ đầu gọi là Đầu xứ.
Kỳ hạch này rất quan trọng, và học quan hàng tỉnh, Đốc Học, Huấn Đạo,
Giáo Thụ, phải chịu trách nhiệm trong việc
tuyển thí sinh dự các kỳ thi Hương. Những khóa sinh vì một lý do gì vắng
mặt trong kỳ thi sát hạch này, có thể được tham dự một kỳ sát hạch thứ hai
dành riêng cho họ, tổ chức vài tháng trước khi thi Hương.