Toan Ánh
108
chúng tôi sẽ xin nêu ra mấy câu chuyện hy sinh cả mạng sống
để giữ tròn chữ Nghĩa của họ.
Cũng như người Nhật Bản, người Trung Hoa không thiếu
tinh thần hy sinh cho chữ Nghĩa. Những chuyện trọng nghĩa
khinh thân qua các sách vở của Trung Hoa nhiều lắm, nếu
thu góp mà kể lại hết không biết mấy nghìn trang giấy cho
đủ. Đời nào và giới nào cũng có những người liều chết để giữ
nghĩa, liều chết để cứu cha, liều chết để báo thù cho chúa,
liều chết để trả một ơn sâu. Những người trọng nghĩa này,
nam nhiều mà nữ cũng nhiều, như chuyện năm trăm nghĩa
sĩ nước Tề chết theo Điền Hoành; chuyện Thừa tướng Lục
Tú Phu ẵm vua Tường Hưng nhà Tống nhảy xuống biển tự
tử; chuyện hàng nghìn người chết theo vua Trang Liệt nhà
Minh... và nhiều chuyện khác.
Trong những câu chuyện này, chữ Nghĩa bao giờ cũng
đứng trên hết. Những câu chuyện nêu ra sẽ được xếp riêng
hai loại: Những chuyện vị nghĩa thời Xuân Thu, và những
chuyện khác về sau này.
Những câu chuyện chúng tôi nêu ra cốt để chứng minh cái
tinh thần vị nghĩa, và nhất là lòng hy sinh của các Nghĩa sĩ,
do đó có thể có những chuyện khác hay hơn, nhưng sự lựa
chọn của chúng tôi chỉ nhằm mục đích trên, nếu có sự vụng
về cũng rất mong các bạn thứ lỗi.
Sau hết là người Việt Nam. Với hơn bốn nghìn năm lịch
sử, trải bao nhiêu cuộc hưng vong, dân ta đã chịu biết bao
nhiêu sự điêu đứng, nhưng chính trong sự điêu đứng này, tinh
thần vị nghĩa của người Việt Nam đã được biểu lộ rõ rệt. Qua
những trang lịch sử, bao nhiêu anh hùng vị nghĩa đã lưu tên lại
sử xanh. Một Trần Bình Trọng với câu trả lời giặc Nguyên:
“Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. Một
Lê Lai liều mình cứu chúa; một Hoàng Diệu chết theo thành
Hà Nội v.v... là những tấm gương sáng cho chúng ta ngày