Toan Ánh
112
TƯỢNG ĐÁ DÃI
Ai đã có dịp đi thăm đền Lý Bát Đế tại làng Đình Bảng
thuộc phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, ắt phải để ý tới hai pho
tượng đá, mình trần đóng khố, chầu ở hai bên hương án.
Đó là tượng Tướng Đá Dãi.
Tướng Đá Dãi là ai? Đó là vị tướng đời Hậu Lý, rất có
công với vua Lý Thái Tổ trong việc đánh dẹp Chiêm Thành.
Sự tích tượng Đá Dãi như sau:
Nguyên tại làng Cổ Pháp xưa (làng Đình Bảng ngày nay)
vào cuối đời nhà Tiền Lê, có một cây gạo bị bão đổ, trong
cây có câu sấm: Hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành nghĩa:
là Lê rụng, Lý lên (ba chữ Hòa đao mộc chắp thành chữ Lê
và ba chữ Thập bát tử chắp thành chữ Lý), thì đồng thời ở
bên giếng làng tự nhiên có một đứa trẻ nằm trên một hòn đá.
Đứa trẻ chỉ cười không khóc. Có vợ chồng ông hàng nước
ở đầu làng mang về nuôi. Đứa bé rất mau lớn và ăn rất tốn.
Khi vợ chồng ông hàng nước chết, đứa bé lang thang đây đó
và lạc ra thành Đại La. Lớn lên, sức nó rất khỏe, một mình
có thể kéo nổi chiếc thuyền đi ngược nước. Không có quần
áo, luôn luôn nó chỉ mang một chiếc khố. Bấy giờ Lý Công
Uẩn đã thay nhà Tiền Lê lập ra nhà Lý, tức là vua Lý Thái