113
Tinh thần trọng nghĩa phương Đông
Tổ. Vua Lý Thái Tổ thấy đất Hoa Lư chật hẹp, dời đô ra Đại
La. Trong cuộc dời đô này, khi thuyền rồng đi tới Đại La, gặp
dòng nước chảy mạnh, thuyền không tiến được và quân lính
cố sức chèo thuyền cũng không đi. Khi ấy, thằng bé con nuôi
ông hàng nước đi trên bờ sông, trông thấy liền nhảy xuống
sông lấy dây buộc vào thuyền rồng mà kéo. Thuyền đi phăng
phăng mặc dòng nước ngược đang chảy xiết.
Nhà vua thấy là người có sức khỏe liền vời tới hỏi họ tên
thì khai không biết họ tên là gì, và chỉ biết mọi người vẫn
gọi mình là thằng Đá Dãi.
Vua ban quan tước cho, không chịu nhận; và ban quần áo,
cũng không mặc, chỉ xin phép được sống tự do dời riêng của
mình với mảnh khố che thân. Nhà vua ưng cho, nhưng về sau
vua đi chinh phạt Chiêm Thành cho vời Đá Dãi đi theo và
phong cho làm tướng, từ đó có danh là tướng Đá Dãi.
Tướng Đá Dãi lập được nhiều công trạng trong công cuộc
chinh phạt Chiêm Thành, nên được vua Lý Thái Tổ rất quý
mến.
Khi ban sư, nhà vua nhất quyết giữ tướng Đá Dãi lại triều
và tướng Đá Dãi lúc đó cảm lòng quý mến của nhà vua, ở
lại triều đình và lập được nhiều công trạng khác.
Cho đến khi vua Lý Thái Tổ băng hà, trước khi nhắm mắt,
nhà vua có căn dặn con là vua Lý Thái Tôn phải trọng dụng
Đá Dãi. Vua Lý Thái Tôn vâng theo lời cha, nhưng chỉ trong
ít lâu, vì tính cương trực thẳng thắn của tướng Đá Dãi, nhiều
quan trong triều không ưa, dèm pha cùng nhà vua là tướng
Đá Dãi có ý cậy công, muốn làm phản.
Mặc dầu có lời di mệnh của vua cha, nhưng trước lời dèm
pha hàng ngày của bọn gian thần, vua Lý Thái Tôn cũng đem
bụng ngờ tướng Đá Dãi.
Một hôm vua Thái Tôn cho vời tướng Đá Dãi tới. Tướng