155
Mê tín dị đoan
năm Bính ngọ, 1966 cũng ba tháng 5,6,7 đủ liền, nhưng
nước ta hiện nay làm gì còn vua chúa, còn dân chúng lầm
than thì với cuộc chiến tranh ngày nay, tránh sao cho được
khỏi sự lầm than! Xét qua tình trạng nước ta vào năm Bính
ngọ, tự ta sẽ hiểu lời sấm có ứng nghiệm hay không?
Mấy câu sấm ký trên nêu ra với tính cách chỉ dẫn. nếu
muốn biết nhiều về những câu sấm, đọc các sách nghiên cứu
riêng về lời sấm.
Thường thường những lời sấm rất ít câu có nghĩa rõ ràng,
nên cứ có việc gì tương tự ta cho là ứng nghiệm.
lời ĐồNg dao
Lời đồng dao là những câu ví von trẻ con thường hát chơi
không biết ở đâu mà ra.
người ta thường cũng chiêm đoán qua lời đồng dao như
qua sấm ký, những sự việc xảy ra.
Sách Tàu nói rằng: lời đồng dao là bởi sao huỳnh hoặc hiện
xuống dạy trẻ con hát rồi trẻ quen mồm hát.
có nhiều câu đồng dao đầu tiên nghe không có nghĩa lý,
nhưng theo các cụ truyền lại, thì về sau đã ứng vào thời cuộc.
Thí dụ cuối đời nhà Tây chu, trẻ con có hát câu:
thỏ mọc thì ác phải tà,
yểm hồ cơ bạc ấy là mất Chu.
Yểm là một thứ cô dâu dùng để làm cung; cơ là loại cỏ kết
lại làm cái túi đựng tên. Yểm hồ cơ bạc là cung tên.
Việc cung tên hỉ việc loạn lạc. Đời nhà chu về sau loạn
lạc, chư hầu tranh nhau, rồi rốt cuộc nhà chu tàn.
Lại như về cuối đời nhà Hán, vào triều vua Thiếu Đế, con
vua Linh Đế có câu đồng dao:
Đế không ra đế,
vương không ra vương,