NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 159

159

Mê tín dị đoan

xem thiên văn để nghiên cứu về khoa khí tượng, còn người

phương Đông ngoài việc nghiên cứu về khí tượng nhiều khi

còn dùng khoa thiên văn để chiêm nghiệm những sự việc xảy

ra, nhất là trong đám quảng đại quần chúng. Mỗi hiện trạng

của trời đất có thể báo trước một việc hay hoặc dở. nghiệm sự

việc qua các hiện trạng này ta gọi là nghiệm xem thiên thời.

Dưới đây là những điều chiêm nghiệm xưa nay thường có

và được mọi người nhận là đúng:

Mặt trời có sắc năm vẻ: hiện tượng thái bình.

Mặt trời mặt trăng bị gấu ăn: có tai biến.

Sao chổi: có việc binh đao

Mây thành hiện: có loạn.

Đêm trừ tịch trời sáng: được mùa đậu trắng.

Đêm trừ tịch trời tối: được mùa đậu đen.

Sấm đầu năm trước bữa cơm: sấm đói, năm đó mất mùa.

Sấm đầu mùa sau bữa cơm: sấm no, năm đó được mùa.

Mặt trăng có quầng: hạn.

Mặt trăng có tán: mưa.

Trăng mồng tám đầy: gạo hơn.

Trăng mồng tám vơi: gạo kém.

Mồng tám tháng tư không mưa: bỏ cả cày bừa mà vất

lúa đi.

(1)

ngày đoan dương mưa: cây cối nhiều sâu.

Đêm trung thu trăng mờ: lúa kém.

Đêm trung thu trăng sáng vừa vừa: được lúa chiêm.

Đêm trung thu trăng tỏ: được cả hai mùa.

ngày trùng cửu có mưa: năm sau được mùa.

ngày trùng cửu không mưa: năm sau mất mùa.

1. Ca dao.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.