NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 163

163

Mê tín dị đoan

Móng chân móng tay có hoa đen: xấu.

Giật mình vô căn cứ: có tin không hay.

Trong nhà bỗng dưng có cây to héo đổ: có thương.

Làng nào có cây gạo ra hoa trái mùa hoặc có đai: trong

làng có người thi đỗ.

cây to ở đình chùa tự nhiên đổ: thủ chỉ làng chết.

chủ tướng đi đánh giặc, cờ soái đổ: bất tường.

Làng đang có hội cờ đổ hoặc cờ gãy: bất thương.

Đầu năm có người gánh nước vào nhà: điềm tốt.

Qua hai bảng về hai loại chiêm nghiệm trên, có nhiều

điều thật là trái ngược với khoa học như “gấu ăn mặt trời,

mặt trăng” tức là nhật thực và nguyệt thực, nhưng tục đã

tin thì người ta cứ tin, nhất là trong khi đó lại có một hạng

người xúi giục cho người ta tin để sống trên sự dễ tin ấy,

tôi muốn nói các môn đồ lưu phái đạo Lão biến thể đã thi

nhau bày đặt ra những cách hành đạo khác nhau, những

điều huyền hoặc dựa vào sự chiêm đoán và chiêm nghiệm.

cũng nhiều điều, có người không tin, nhưng cũng không

nói trái lại. Lại có nhiều điều có thể lấy khoa học mà giải

thích được. Thí dụ như chim lợn kêu thì có dịch khí. chính

là bởi nước dãi con chim này có chất độc, khi nó kêu nước

dãi đó rớt vào giếng làng, dân làng ăn sinh bệnh. chim lợn

thường đậu trên ngọn cây to và ở thôn quê, giếng thường

ở dưới bóng cây to.

Lại cũng như “chim sa cá nhảy” ăn thịt độc. Sở dĩ thịt chim

cá này độc, vì con chim đã không đủ sức bay mà sa xuống

tức là con chim ốm, còn như con cá đang ở dưới nước phải

quãy nhảy lên cũng là con cá đau. Ăn thịt chim ốm cá đau

tất nhiên phải độc.

nhưng dù sao, tin vào sự chiêm đoán cũng như sự chiêm

nghiệm đều đã là thói tục của ta, hay dở tùy theo quan niệm

từng người.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.