Tín ngưỡng Việt Nam
164
cũng như sự chiêm đoán, sự chiêm nghiệm nặng về phần
huyền ảo, đúng hay sai ở sự việc đã đành nhưng cũng lại do
ở người nghiệm rất nhiều.
Trong trời đất tuy có một lẽ cảm ứng, nhưng nhiều khi chen
vào lẽ cảm ứng đó có nhiều điều huyền hoặc, và có những
trường hợp, những điều huyền hoặc đo đã biến sự chiêm
nghiệm thành một điều mê tín.
người ta đã tin vào sự chiêm nghiệm vì người ta cho rằng:
phàm một người, một nước, cho đến cả thiên hạ, sắp có việc
hay tất có điềm hay sinh ra trước, sắp có việc dở tất có điềm dở
sinh ra, hoặc điềm ra tai mắt chân tay, hoặc điềm ra cây cối súc
vật, hoặc điềm ra mưa, gió, mây, mù, trăng, sao, sương, tuyết.
(1)
sách ta có câu rằng: “Hòa khí chí tường, quái khí chí dị”
tức là khí hòa nhã thì điềm lành đem đến, khí quái lệ thì
điềm dữ đưa lại.
Mọi điềm lành dữ có thể là điềm Trời, nhưng có Trời mà
cũng có ta, nếu mọi việc ta không cố gắng tin ở sức mình,
chỉ cầu mong ở sự chiêm nghiệm thì thật đúng là câu chuyện
há miệng chờ ho và trong trường hợp này sự chiêm nghiệm
đã rất tai hại.
người có nghị lực tin tưởng ở nơi mình, không bao giờ
quan tâm đến điềm lành dữ, có thể cải điềm dữ hóa lành, còn
những kẻ há miệng chờ ho thì nhiều khi điềm lành cũng hóa dữ.
Bởi vậy nghiệm để mà biết, xem để mà xem, ta có chiêm
nghiệm nhưng ta phải lấy sức mình phấn đấu.
NhữNg ViệC Chiêm Nghiệm Có ghi TroNg SáCh Sử
Về những việc chiêm nghiệm, trong sử sách cũng có ghi
rất nhiều, nhân dịp đây xin chép lại một số ít câu chuyện về
1. Phan Kế Bính - Việt Nam phong tục.