199
Mê tín dị đoan
đơn, gieo mạ, cấy lúa, v.v... Trong những dịp đầu năm, bắt
đầu làm việc gì, người ta đều kén ngày giờ rất kỹ lưỡng nhất
là trong việc động thổ, xuất hành, khai bút, khai ấn v.v...
Kén ngày giờ cần phải xem lịch. Lịch do tòa Khâm Thiên
Giám soạn ra rồi ban phát cho từ các quan trong triều ngoài
tỉnh cho đến hàng tổng lý các thôn xã. người dân quê không
nhận được lịch phát của tòa Khâm Thiên Giám thì mua của
người Trung Hoa làm bán gọi là lịch Tàu.
ngoài hai loại lịch trên, vào lúc chữ quốc ngữ bắt đầu
thịnh, hồi 1930, 1931, một vài nhà xuất bản Việt nam có cho
in lịch bằng Việt ngữ, gọi là niên lịch thông thư, trong có
ghi rõ ngày tốt, ngày xấu, ngày nào có giờ nào cát, giờ nào
hung: ngày đó thuộc về ngũ hành nào, can chi nào, trực nào.
ngoài ra còn ghi thêm những việc gì không nên làm, những
việc nên làm. Đáng kể hơn trong niên lịch thông thư này là
loại do nhà in Trung Bắc Tân Văn xuất bản mà tác giả là ông
nguyễn Văn Vĩnh.
Sau thời kỳ niên lịch thông thư, có xuất hiện thêm loại lịch
bóc hàng ngày, trên mỗi tờ lịch đều có ghi những chi tiết trên,
gọi là lịch Thái Ất.
ngày nay hàng năm, mỗi khi năm hết, ta lại thấy có bán
loại niên lịch thông thư và lịch Thái Ất nói trên. Về niên lịch
có thể kể được lịch Tam Tông Miếu, lịch phật Bửu Tự, lịch
Á Đông v.v..., còn về lịch Thái Ất ngoài các lịch của Tam
Tông Miếu, phật Bửu Tự và Á Đông, cũng có nhiều hãng lịch
khác cũng dùng lịch bóc có ghi những chi tiết như niên lịch.
ngày giờ tốt xấu.
Lịch chỉ rõ cho mọi người biết chính xác về tiết khí, tháng
thiếu tháng đủ, ngày tốt ngày xấu.
Theo tục ta tin rằng mỗi ngày thường thuộc quyền hành
quản trị của một hoặc nhiều vị sao, và những vị sao này có
vị tốt vị xấu.