Tín ngưỡng Việt Nam
202
Trong “Thập nhị chi” có “tứ hành xung” và “tam hợp”.
Tứ hành xung là:
Tý, ngọ, Mão, Dậu;
Dần, Thân, Tỵ, Hợi;
Thìn, Tuất, Sửu, Mùi;
Tam hợp là:
Hợi, Mão, Mùi;
Tỵ, Dậu, Sửu;
Dần, ngọ, Tuất;
Thân, Tý, Thìn.
Về điểm xung hợp này, tục lại còn tin rằng “nam kỵ xung”
và “nữ kỵ hợp”, cho nên lúc xem ngày người ta còn tính cả
các điểm “kỵ xung” và “kỵ hợp” nữa.
Thường thường trong việc kén ngày ta cần chọn:
những ngày “Thiên đức, nguyệt đức” cho việc cưới xin
và tránh các ngày “Trực nguy, trực phá”. người ở tuổi “kim
lâu” tránh việc cưới xin.
những ngày “Thiên ân, Thiên kỵ” cho việc xây dựng nhà
cửa và tránh các ngày “Thiên hỏa, Địa hỏa”. người ở tuổi
“Kim lâu” cũng kiêng kỵ làm nhà.
những ngày “Lộc mã, Hoàng đạo” cho việc xuất hành và
tránh các ngày “Trực phá, trực bế”.
những ngày “Thiên hỷ, Thiên đức” cho việc an táng và
tránh các ngày “Từ khí, Quan phù”.
Trong các niên lịch thường có ghi rõ từng ngày với các vị
sao, các trực, các hành và tính cách của mỗi ngày.
Việc kén ngày thường được các cụ xưa lưu ý rất cẩn thận
và mỗi khi làm việc lớn nhỏ, các cụ cũng tính toán để mong
tránh hết những điều không may.
Bên các người cẩn thận xem ngày có những người khác
lại cho rằng “ngày nào cũng là ngày trời”, và tự nhận là ngu
dốt “vô thư bất sách quỷ thần bất trách”, nghĩa là không có
sách vở quỷ thần cũng chẳng trách gì.