25
Mê tín dị đoan
mục Francois pallu - năm sau, hai địa phận truyền giáo được
thiết lập: Địa phận Đàng Trong gồm cả chiêm Thành, cao
Mên và Xiêm La, giao cho Giám mục De la Motte và địa
phận Đàng ngoài giao cho Giám mục pallu.
Với hai giám mục này, việc đề cử các linh mục bản xứ
được lưu ý. năm 1668, có bốn linh mục Việt nam được tấn
phong, năm sau lại có thêm bảy linh mục nữa.
các cộng đồng được triệu tập ở Đàng ngoài vào năm
1669 tại phố Hiến (Hưng Yên) và ở Đàng Trong vào năm
1672 tại Hội An.
ngoài ra, năm 1670, dòng nữ tu sĩ Mến Thánh giá bắt đầu
được thiết lập tại Đàng ngoài.
năm 1679, một phần địa phận Đàng ngoài được tách
riêng ra, giao cho dòng Thánh Đa Minh phi Luật Tân đảm
nhiệm, gọi là Địa phận Dòng Đàng ngoài, nay là Hải phòng.
Qua các trang trên ta thấy rằng việc truyền giáo tại Việt
nam đã đều đều tiến triển mặc dầu có những cuộc cấm đạo
của chúa nguyễn cũng như của chúa Trịnh.
nếu những cuộc cấm đạo về thế kỷ thứ XVII không gay
gắt, thì đến thế kỷ thứ XVII việc cấm đạo thật ngặt nghèo.
Tại Đàng Trong chúa Minh Vương cho đốt phá nhà thờ,
bỏ tù giáo sĩ đến chết và tru lục nhiều giáo hữu. chúa Võ
Vương sau cũng cấm đạo, trục xuất hết các giáo sĩ ngoại quốc.
chỉ còn sót lại ba linh mục bản xứ lén lút làm việc chúa.
Tại Đàng ngoài việc cấm đạo cũng ghê gớm. các linh
mục bị trục xuất và bị giết, các Thánh đường bị đốt phá.
Dưới triều Tây Sơn, việc cấm đạo càng dữ dội hơn. nhiều
linh mục và giáo hữu đã chết vì chúa.
cho đến khi vua Gia Long lên ngôi (1802) việc cấm đạo
mới ngưng, nhưng sau khi ngài băng hà vua Minh Mệnh lại
tiếp tục cấm đạo.