NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 24

Tín ngưỡng Việt Nam

24

Ba năm sau, có thêm năm linh mục tới Việt nam để tiếp

tay với giáo sĩ, và vào cuối năm 1624, linh mục A Lịch Sơn

Đắc Lộ (A.de.Rhodes) cũng tới.

các vị linh mục này của Dòng Tên đã tích cực hoạt động, và

sau 22 năm, số tín đồ đã có tới trên 20.500 người trong đó có

bà Minh Đức Vương Thái phi vợ thứ của chúa nguyễn Hoàng,

một người đã tận lực giúp các giáo sĩ trong việc truyền giáo.

năm 1926, linh mục Đắc Lộ ra Bắc và đã được chúa Trịnh

Thanh Đô Vương cho phép giảng đạo. Kết quả hết sức tốt

đẹp với 6.700 tín đồ sau ba năm truyền giáo.

các thầy giảng bắt đầu được đào tạo và đã hoạt động rất

đắc lực cho đạo.

năm 1630, linh mục Đắc Lộ, rời Việt nam. các thầy giảng

vẫn tiếp tục việc chúa. Số người rửa tội càng nhiều, thêm

3.340 tín đồ với 20 nhà thờ được lập nên.

Tính đến năm 1639, tại miền Bắc có hơn 80.000 tín đồ với

230 nhà thờ vừa lớn vừa nhỏ.

năm 1640, linh mục Đắc Lộ (A. de Rhodes) lại trở lại

Việt nam nhưng đến miền Trung để thay thế giáo sĩ Buzomi.

Lần này linh mục gặp nhiều khó khăn, nhưng ngài vẫn hoạt

động mạnh mẽ, tổ chức một đoàn 10 thầy giảng đi truyền

đạo tại các nơi. Một trong số các thầy giảng này là An Rê

đã bị xử tử: đây là người tử vì đạo đầu tiên tại miền đất

của chúa nguyễn.

năm 1645, chính linh mục Đắc Lộ cũng bị án tử hình

nhưng chỉ bị trục xuất.

Linh mục Đắc Lộ chính là người đã có công sáng tạo ra

chữ Quốc ngữ. Linh mục cũng chính là người đã vận động

với Tòa Thánh để cử một vị giám mục sang Việt nam.

Theo lời đề nghị trên, năm 1658, hai vị giám mục được

cử sang Việt nam: Giám mục Lambert de la Motte và Giám

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.