NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 22

Tín ngưỡng Việt Nam

22

kẻ bị pháp buộc tội chống chúng cũng như cho nhiều tội

nhân thường phạm đã tự gây nên tội vì dại dột. nhờ sự can

thiệp hữu hiệu này, các tội nhân được tha đã vì ân đức xin

trở lại đạo. cũng nên nói thêm rằng có một số người thiếu

đạo đức đi tìm sức mạnh ở các linh mục cũng đã theo đạo.

Tóm lại Thiên chúa giáo đã tới Việt nam trước thực dân,

và trải qua nhiều thế kỷ đã lan rộng để ngày nay trở nên một

tôn giáo quan trọng tại Việt nam.

Mở đầu trang “công giáo sử Việt nam”, trước hết phải

kể đến hai thánh Odorico de pardenone và Francois Xavier.

Thánh Odorico de pardenone đã tới Bình Định, lúc đó còn

là lãnh thổ của chiêm Thành vào tiền bán thế kỷ thứ XIV;

thánh F.Xavier trong khi đi từ Ấn Độ qua Quảng châu và

nhật Bản đã ghé bờ biển Thanh Hóa.

Kể từ đó đất nước Việt nam đã được con cháu chúa luôn

luôn đặt chân tới và việc truyền giáo phải kể là đã có kết

quả nên năm 1533, vua Lê Trang Tôn đã có chiếu chỉ cấm

đạo, lúc đó đang bắt rễ tại các xã ninh cường, Quần Anh

và Trà Lũ thuộc tỉnh nam Định ngày nay.

năm 1550, một giáo sĩ dòng Đa Minh, linh mục Gaspar

de Santaz cruz đã đặt chân lên cửa cồn cao, và sau đó,

1580 - 1586, lại có hai giáo sĩ dòng Đa Minh khác là Luis de

Fonceca, người Bồ Đào nha và Grégoire de la Motte, người

pháp đã tới giảng đạo tại Quảng nam. Mười năm sau có hai

giáo sĩ Aduarte và Simenez cũng đi ngang qua tỉnh này.

Tại miền Bắc, dòng phan Xi cô có giáo sĩ Diego de Oropesa

đã tới vào năm 1585, nhưng chưa kịp giảng đạo đã phải rút

về Quảng châu. Một giáo sĩ khác cũng dòng này, sang năm

1586 đã được vua Mạc Mậu Hợp tiếp và cho phép truyền đạo

nhưng vì ngôn ngữ bất đồng, việc truyền đạo không đem lại

kết quả và giáo sĩ này cũng đã rời khỏi đất Bắc ngay năm đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.