NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 21

21

Mê tín dị đoan

số tăng gấp 200 lần con số của năm 1800.

các con số trên tuy không sát thực nhưng cũng đủ chứng

tỏ đạo Thiên chúa đã hợp với con người ra sao. Mọi dân tộc

đều bình đẳng trước chúa, cũng như bình quyền trong Giáo

Hội. Mọi người đều được kêu gọi trở lại với chúa, làm anh

em với nhau, con chung của chúa.

chính với mục đích cao cả ấy, các nhà truyền giáo đã phổ

biến tin lành mọi người đều là anh em, mọi người đều chung

một vị cha ở trên trời. Sự thành công của các phái đoàn truyền

giáo chính là do đó, tức là do lòng thương vậy.

ViệC TruyềN giáo Tại ViệT Nam

nhiều người thường quan niệm sai lầm rằng đạo Thiên

chúa cùng tới Việt nam với thực dân pháp. Sự thật, đâu có

phải. Đạo Thiên chúa đã truyền sang Việt nam, từ lâu trước

hồi pháp thuộc, từ đầu thế kỷ XIX, nhưng sự truyền giáo đã

gặp khó khăn, nên sự phát triển không được mạnh mẽ lắm.

Thực dân pháp tới Việt nam, mục đích của họ cốt để thôn

tính đất nước, nô lệ hóa nhân dân, còn công việc khai thông

đạo giáo, đó là công việc của các tu sĩ truyền giáo. có thể

nói rằng trước thời pháp thuộc, sự truyền giáo bị cấm đoán,

và sau này sự hiện diện của người pháp với hiệp ước ký kết

tôn trọng tự do tín ngưỡng ở Việt nam, đạo Thiên chúa đã

có cơ nảy nở và bành trướng dễ dàng hơn.

Ở đây cũng có thể nói thêm được rằng tình thương đã

quảng bá đạo chúa. nhiều hội thiện, nhiều cơ sở xã hội

đã hoạt động để giúp đỡ dân nghèo Việt nam, đem lại cho

Thiên chúa giáo nhiều thiện cảm và do đó nhiều tín đồ.

Hơn nữa, các linh mục với lòng thương bao la thường can

thiệp với các nhà cầm quyền pháp để xin ân xá cho những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.