NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 19

19

Mê tín dị đoan

mang tới nước Tàu những sách giáo khoa về thiên văn, địa

lý, toán học và cả về luân lý nữa. các nhà bác học Dòng Tên

đã tiếp theo sứ mạng này và linh mục Adam Shall đã được

cử làm viện trưởng Viện Thiên văn của Hoàng tộc.

Thế kỷ thứ XVIII, tại nước này đã có rất đông tín đồ. Số

ước lượng lên đến hàng trăm ngàn, sau 50 năm truyền giáo.

Đáng tiếc về sau có sự tranh chấp về phong tục Tàu giữa

các giáo sĩ nên đạo lại bị cấm, và số tín đồ do đó giảm sút

dần đi. Vào đầu thế kỷ XIX chỉ còn độ trên 100.000 người.

Tại Ấn Độ việc truyền giáo cũng có kết quả, nhưng kết

quả này đã bị ảnh hưởng tai hại cũng như ở Trung Hoa bởi

những cuộc tranh lộn của các sứ đồ các dòng và các nước

khác nhau: Bồ Đào nha, Hà Lan, Anh và pháp.

Việc truyền giáo, nếu đạt được những kết quả tốt đẹp trên

cũng nhờ Bộ truyền giáo, sáng lập ngày 6 tháng giêng năm

1622 bởi đức Giáo hoàng Gregoire XV. Trước đây, các giáo sĩ

nhất là giáo sĩ Bồ Đào nha và I-pha-nho (Tây Ban nha) thường

bị chính phủ của họ lấn áp, lợi dụng tôn giáo cho chính trị.

Để tách rời chính trị khỏi Đức Tin, Bộ truyền giáo ra đời

với nhiệm vụ rõ rệt, với một bộ trưởng Hồng Y. Bộ thành lập

một chủng viện để đào tạo giáo sĩ cho các quốc gia, có một

ấn quán đa ngữ, có thể in được nhiều thứ tiếng.

Bộ tổ chức giáo phẩm tại các quốc gia. các giám mục,

linh mục được gởi tới các nước bốn phương, đến tận những

nơi chưa được khai phá. Theo đề nghị của bộ, nhiều người

địa phương được tấn phong vào hàng giáo phẩm: Giám mục

Mathéo de castro là người da đỏ.

Tại Việt nam, năm 1658, theo sáng kiến của linh mục Đắc

Lộ (Alexandre de Rhodes) hai địa phận được ra đời: địa phận

Đàng Trong với Giám mục pallu và địa phận Đàng ngoài

với Giám mục Lambert.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.