17
Mê tín dị đoan
Jérusalem trước công chúng, thành phần gồm đủ các sắc
dân các địa phương.
Sứ đồ paul de Tarso, trở lại đạo vào năm 36 hoặc 37, tử vì
đạo năm 67 đã là người gieo Đức Tin lan rộng từ Âu sang Á,
nhất là sau khi ông thọ tử. Đạo Thiên chúa từ đó dần dần đi
vào các tầng lớp địa phương mới. Quốc gia đầu tiên lấy Thiên
chúa giáo làm quốc giáo là vương quốc Osrhoéno với quốc
vương Abgar đệ cửu, rửa tội tại kinh thành Edessa năm 200.
Đạo ngày một bành trướng, cho đến thế kỷ thứ VI thì tại
Ba Tư có nhiều giáo khu được thành lập; thế kỷ sau, những
giáo khu này xuất hiện tại Ấn Độ, rồi dần dần tại các quốc
gia Hung nô và Thát Đát ở Trung Á.
Tại châu Âu, đạo Thiên chúa phổ cập với mọi tầng lớp
mau hơn, tuy vào thế kỷ thứ V, sự thống trị của người Maudi
có làm cho đạo hơi suy giảm vì những tà giáo dị đoan. năm
385 ở Ái nhĩ Lan sứ đồ patrick ra đời. Sứ đồ đã xây dựng
nhiều tu viện tại đảo này, sau đã nổi danh là Đảo các thánh.
Rồi Hoàng đế pháp clovis trở lại đạo, biến nước pháp thành
một quốc gia Thiên chúa giáo.
cuối thế kỷ thứ VI, Hoàng đế I-pha-nho (Tây Ban nha)
Recaredo, đã làm lễ rửa tội tại Đệ nhất cộng đồng.
Giáo hoàng Grégoire hồi đó, sau khi nhậm chức đã xúc tiến
rộng rãi việc truyền giáo các quốc gia đa thần tại Âu châu.
Đạo truyền sang Anh quốc cùng với nền văn minh la tinh. các
sứ đồ đã lập được nhiều thành tích đáng kể, nhất là những
vị linh mục Ái nhĩ Lan, trong đó ghi tên thánh colomban.
Thế kỷ thứ VIII, người nhật nhĩ Mãn (Germany) theo đạo.
Rồi người Tư Lạp phu (Slaves) do sự truyền giáo hiệu quả của
hai anh em thánh cyrille và Méthode cùng đứng vào trong đạo.
Đầu thế kỷ thứ XIII khi người Mông cổ sang châu Âu,
giáo hội đã dẫn dụ họ, nhưng không có kết quả, tuy nhiên