15
Mê tín dị đoan
và sự phát triển kỹ nghệ không đủ giải quyết những vấn đề
xã hội và bảo đảm hạnh phúc nhân loại. Bởi vậy, những
nền tảng triết học dựa trên những quan niệm riêng biệt của
Thiên chúa giáo vẫn tồn tại, trái lại ngày nay một nền triết
học Thiên chúa giáo đã như phục hưng với nhiều cố gắng
để hồi phục triết thuyết của St.Thomas xưa, như cố gắng của
nhóm Thomas tân thuyết, và của các tác giả như Sertillanges,
Maritain, Gilson. ngoài ra còn nhiều nhà tư tưởng hiện đại đã
đặt trong triết thuyết của mình những quan niệm của Thiên
chúa giáo. cho nên, ngày nay người ta phân biệt hai chủ
nghĩa hiện sinh: chủ nghĩa hiện sinh Thiên chúa giáo và chủ
nghĩa hiện sinh vô thần.
Buổi sơ khai của chủ nghĩa hiện sinh đã được liên hệ với các
nhà tư tưởng như St.Augustin hay pascal. chính Kierkergoard,
trong khi đoan quyết đức tin của mình chống với duy lý luận
của Hégel, đã gieo nguồn gốc của chủ nghĩa hiện sinh ngày
nay, và bây giờ một Gabriel Marcel trong đa số, đã rung động
trong những danh từ mới, các vấn đề lớn đã được Thiên chúa
giáo đặt ra ngay tự lúc ban đầu.
như vậy triết lý Thiên chúa giáo luôn luôn xuất hiện trong
đạo Thiên chúa cũng như đối với tất cả nhân loại, không
riêng ở phương Tây hay là ở một quốc gia nào. Và người ta
có thể nói được rằng nền tảng triết học của tất cả các quốc
gia đều có thể đồng hóa và phát triển mạnh mẽ theo những
điều không thể sai lầm mà Thiên chúa giáo đã phát hiện và
đã nằm trong giáo lý đạo.
(1)
1. Đoạn này viết theo tài liệu của linh mục Gautier dòng Tên tại Trung tâm
Alexandre de Rhodes, Saigon.