Tín ngưỡng Việt Nam
14
cũng nhờ Thiên chúa giáo mà các tác phẩm của các văn hào
được lưu giữ trong các tu viện trước khi có nghề in.
Thời Trung cổ rất phong phú về những cuộc thảo luận triết
học và có rất nhiều triết thuyết khác nhau.
Về thế kỷ thứ XIII, những tác phẩm của Aristote, trước đây
một phần đã bị bỏ quên, lại được biết tới nhiều hơn.
Saint Thomas đã làm một bản tổng hợp về thần học Thiên
chúa giáo theo triết thuyết của Aristote đồng thời giữ một
vài quan niệm của platon. Đó là học thuyết của Saint Thomas
được gọi là học thuyết Thomiste đã được giáo hội giới thiệu
với các tín đồ, trong khi không ngăn cấm những học thuyết
khác. Giáo Hội nghĩ rằng trong tất cả các công trình của
những nhà tư tưởng Âu Á đều có những sự thật có thể phù
hợp với tín ngưỡng Thiên chúa giáo. Thí dụ như trong luân
lý Khổng Mạnh, lẽ đương nhiên có những điều khẳng định
tổng quát có thể dung hòa với giáo lý Thiên chúa cùng những
điều khẳng định của nền luân lý Aristote.
Sau Trung cổ thời đại, triết học đã có những đường hướng
mới dưới sự thúc đẩy của Descartes, nhưng chính Descartes
cũng rất lưu tâm tới sự hiện hữu của Thượng đế và sự bất
diệt của linh hồn. Và tất cả triết thuyết của ông đã xây dựng
trên các điều này.
Tiếp với Descartes các triết gia Mallebranche, Leibniz,
Berkley Maine de Biran v.v..., trong lý luận, đã công nhiên
chấp nhận Thiên chúa giáo. có những quan niệm triết lý duy
vật về hai thế kỷ XVIII và XIX muốn chống lại những điều
khẳng định của Thiên chúa giáo về sự hiện hữu của Thượng
đế và linh hồn. cũng lại đã có thực nghiệm chủ nghĩa xuất
hiện tưởng có thể thay thế được Thiên chúa giáo do những
lợi ích của khoa học và kỹ nghệ. Điều này đã trở thành một
trong những điều quả quyết chính yếu của triết lý mác xít.
nhưng người ta nhận thấy nền văn minh thuần túy khoa học