Tín ngưỡng Việt Nam
12
làm tăng số các cơ quan từ thiện trong mọi thời đại để giúp
đỡ kẻ bệnh hoạn cũng như các trường học để giúp đỡ trẻ em
trong đám quần chúng.
Đạo Thiên chúa cũng đã hoán cải quan niệm cũ về hôn
nhân: đạo dạy rằng việc phối ngẫu giữa nam nữ là một sự
cam kết tự do và bất khả ly, như vậy để còn giáo hóa con cái.
Đạo cũng dạy nữ giới cũng được tôn trọng như nam giới, do
đó không có vấn đề đa thê.
chính đạo Thiên chúa cũng đã nêu lên sự hợp tác giữa các
quốc gia vì lợi ích chung của nhân loại.
Với những điểm mới nêu trên, Thiên chúa giáo đã đặt
nhiều vấn đề cho các triết gia. người ta bắt đầu bàn cãi về
sự liên hệ giữa lý lẽ và lòng tin, giữa tôn giáo và triết học.
những triết gia Thiên chúa giáo đã chỉ rõ tại sao không nên
lầm lẫn và cũng đừng nên chia cách hẳn những điều trên. Tín
ngưỡng không phải là lý lẽ: tín ngưỡng phải sử dụng lý lẽ,
nhưng cũng đã mang tới cho con người những sự thật vượt
trên lý lẽ. các triết gia thời cổ không có sự phân biệt này.
Thiên chúa giáo cũng đặt lại vấn đề về sự liên lạc giữa
tâm linh bất diệt với thể xác vật chất khả vong. Sự tự do của
con người, hoàn toàn trách nhiệm về hành động của mình và
không chịu ảnh hưởng các vị tinh tú hoặc những sức mạnh
mù quáng, cũng được đặt ra bởi Thiên chúa giáo, và vấn đề
này trong triết học ngày nay đã là một trong những vấn đề
được bàn cãi tới nhiều. Quan niệm một Thượng đế duy nhất
và sáng tạo vũ trụ đã nêu lên vấn đề có Thượng đế về phương
diện triết lý. ngoài sự quả quyết về tín ngưỡng, người ta có
thể chứng minh sự hiện có của Thượng đế chăng, nếu có với
những sự biện luận nào? Vấn đề có Thượng đế đã trở thành
một vấn đề hoàn toàn về triết lý, và được thảo luận tùy theo
trình độ hiểu biết về Thiên chúa, của cả những triết gia không
theo Thiên chúa giáo.