11
Mê tín dị đoan
đáng được Thượng đế vĩnh viễn ban ơn sau khi chết. như
thế, Thiên chúa giáo không liên hệ trực tiếp với bất cứ một
nền tảng triết lý Âu Á nào.
Tuy nhiên, Thiên chúa giáo đã có một ảnh hưởng to tát
đối với việc phát triển tư tưởng triết lý. Thiên chúa giáo đã
soi sáng cho rất nhiều triết gia danh tiếng nhất là ở Âu châu,
và có thể nói được rằng không thể có lịch sử triết học nếu
không kể đến sự soi sáng này.
Tại sao Thiên chúa giáo lại có ảnh hưởng như vậy?
Trước hết Thiên chúa giáo mang lại những quan điểm mới
mẻ và rõ rệt về Thượng đế, về vũ trụ và về loài người. chính
đạo cũng đã làm cho các triết gia thấy rằng Thượng đế không
phải chỉ một điều gì mơ hồ, thiếu cá tính như các triết gia thời
cổ đã nói, mà chính Thượng đế là một thần linh hoàn toàn,
là một đấng cao cả mà mọi người có thể cầu khẩn và đấng
cao cả này cai trị toàn vũ trụ: ngài là chúa tể và vị chúa tể
là vị chúa tể duy nhất và thập toàn. nguồn gốc vũ trụ, trong
triết học thời cổ không được giải thích rõ ràng, nhưng Thiên
chúa giáo đã mang lại ý kiến là vũ trụ do vị chúa tể toàn
năng tạo lập ra, vị chúa tể đã lập ra vũ trụ, với tất cả mọi
vật hiện diện trong vũ trụ, mà không cần đến gì cả.
Đạo Thiên chúa cũng đã sửa đổi lại những quan niệm cũ
về con người, và chú trọng nhất đến giá trị về tâm linh, giá
trị này khiến cho mỗi người phải được tôn trọng không kể gì
đến học thức hay địa vị xã hội. Vì vậy, Thiên chúa giáo đã
là một sức mạnh trong việc bãi bỏ nô lệ. Đạo cũng đã chủ
trương con người được phú giữ một sự tự do nội tâm, và
phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình: luân lý
không phải chỉ ở chỗ phục tùng những luật lệ của kẻ mạnh,
nhưng phải tránh phạm lỗi đối với Thượng đế cũng như đối
với người khác. Lòng bác ái không hạn chế đã lan tràn từ khi
có giới luật của chúa Jésus dạy rằng người ta phải yêu mến
hết mọi người, kể cả kẻ thù. Bởi vậy, lẽ đương nhiên đạo đã