13
Mê tín dị đoan
ngoài ra những đạo lý Thiên chúa giáo cũng chịu ảnh
hưởng của triết học. người ta muốn chứng tỏ rằng những đạo
lý này phù hợp với tôn giáo, và người ta có thể hệ thống hóa
chúng được. Điều này là công trình của những người được
gọi là nhà “thần học” luôn luôn cố gắng để tạo nên như một
“khoa học về sự thần khải Thiên chúa”.
những điều trình bày đã chứng tỏ tại sao đương nhiên
những điều khẳng định của Thiên chúa giáo đã xâm nhập
vào nền triết lý. ngày nay những điều khẳng định của một
Karl Marx hay của một Sartre vô thần cũng không thể giải
nghĩa được nếu không có những quan niệm Thiên chúa
giáo, những quan niệm này đã trở nên phổ thông cho tất cả
các nhà tư tưởng.
Tuy nhiên một số các đại triết gia Âu Tây đã đặc biệt liên
hệ tư tưởng của họ với tín ngưỡng Thiên chúa giáo. những
người đó được mệnh danh là triết gia Thiên chúa giáo, dù
rằng trên địa hạt triết học của họ, họ chỉ muốn thảo luận theo
lý lẽ, ngoài tín ngưỡng về tôn giáo của họ.
Buổi sơ khai, trong nhiều thế kỷ đầu, triết học đã bị phê
phán nghiêm ngặt bởi những tín đồ Thiên chúa giáo đầu tiên
vì không sánh bằng những sự thật do đạo giảng dạy hoặc vì
có thể có hại cho Đức Tin. nhưng ngay sau đấy, các đại tác
giả Thiên chúa giáo đã dùng những học thuyết đương thời
của các triết gia để trình bày rõ ràng hơn về tín ngưỡng Thiên
chúa giáo. chính những người phương Đông đã đầu tiên dựa
theo triết thuyết của platon hoặc platon tâm thuyết để giải
thích những học thuyết liên quan tới sự sáng tạo vũ trụ bởi
Thượng đế, sự cung chiêm Thượng đế của linh hồn, số mệnh
của con người do Thượng đế và vì Thượng đế. Ảnh hưởng
của platon trong thần học đã thống ngự cho đến thế kỷ thứ
XIII và đã hướng dẫn rất nhiều các nhà tư tưởng, như Saint-
Augustin là một nhà đại tư tưởng của mọi thời đại. chính