NẾP CŨ - TÍN NGƯỠNG VIỆT NAM QUYỂN HẠ - Trang 18

Tín ngưỡng Việt Nam

18

khi họ rút về Á châu, nhiều nhà truyền giáo đã đi theo họ tới

Trung Á, nhất là các giáo sĩ dòng phan Xi cô và Đa Minh,

hai dòng có nhiệm vụ truyền đạo cho các dân tộc du mục Á

châu. nhiều tù trưởng đã trở lại đạo.

năm 1289, giáo sĩ Jean de Montecorvino được gửi đi Trung

Hoa và được bổ nhiệm Tổng Giám mục Bắc Kinh. Việc truyền

giáo có một đôi phần kết quả, nhưng đến đời nhà Minh, các

vua Minh sát đạo khiến đạo không những không tiến được

mà còn hầu như bị tan rã.

Thế kỷ thứ XVI là thế kỷ rạng rỡ nhất của sự truyền giáo.

Hai quốc gia Bồ Đào nha và I-pha-nho (Tây Ban nha) với

sự thám hiểm khám phá thêm đất đai mới đã mang đạo truyền

sang Mỹ châu và phi châu. cùng trong thời kỳ này phi Luật

Tân được người I-pha-nho (Tây Ban nha) Thiên chúa giáo

hóa một cách nhanh chóng, cho nên tới đầu thế kỷ thứ XVII

tại đây đã có một đại học Thiên chúa giáo: Đại học Santo

Tomas hiện nay còn là một đại học tại Ma ni.

Việc truyền giáo ở Á châu đã được phát triển mạnh mẽ

nhờ sự thành lập của Dòng Tên vào năm 1540. Dòng này đã

đào tạo nên những vị đại sứ đồ, mở một kỷ nguyên mới với

một phạm vi mới cho việc phổ biến đạo giáo tại Viễn Đông.

Thánh Francois Xavier đã đi suốt Á châu từ Ấn Độ tới nhật

Bản. Dân nhật Bản dường như cảm mến đạo mới này nên

đạo phổ cập mau chóng trong quần chúng. nhiều nhà quý

phái cũng xin rửa tội, nhưng đạo đã ngừng tiến khi ngày 27-

9-1614, Hoàng đế Yeyasu công bố sắc lệnh cấm sự truyền

đạo Thiên chúa. Từ 200.000 đến 300.000 tín đồ không chịu

bỏ đạo đã bị giết.

Trung Hoa cũng không bị bỏ quên mặc dầu những khó

khăn. Trước văn minh Trung Quốc, các nhà truyền giáo đã

lấy kiến thức để thu phục kiến thức. Sứ đồ Mathieu Ricci đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.